Vấn đề trang phục được quan tâm nên những người biểu diễn hay các đơn vị tổ chức sẽ có nhu cầu thuê trang phục. Các bên sẽ kí với nhau hợp đồng thuê trang phục để phục vụ nhu cầu của mình. Vậy hợp đồng thuê trang phục là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về trang phục biểu diễn:
Theo quy định tại
“c) Sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.”
Thực tế chưa có quy định nào rõ ràng và cụ thể về khi biểu diễn thì trang phục cần có những yêu cầu nào như độ dài ngắn, dày hay mỏng. Tuy nhiên, các quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hay Cục Biểu diễn Nghệ thuật đều yêu cầu những nghệ sĩ, người biểu diễn nghệ thuật phải mặc những trang phục phải phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Đồng thời mỗi người cần phải tự ý thức được mặc trang phục khi biểu diễn, tránh gây phản cảm cho người xem tạo ấn tượng không tốt.
Ngoài ra, để nâng cao ý thức sử dụng đúng trang phục của người biểu diễn nghệ thuật thì đã có những quy định xử phạt. Biện pháp xử phạt đã được quy định tại Điều 13,
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
c) Sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này;”
Như vậy, nếu người biểu diễn nghệ thuật có hành vi sử dụng trang phục không đúng với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam thì sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đồng thời sẽ bị đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp đã bị xử phạt không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Mẫu Quyết định xử phạt hành chính tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
…, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 57, Điều 68
Căn cứ …….. ;
Căn cứ
Căn cứ kết quả xác minh và các tài liệu có trong hồ sơ;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình số ……./…. ngày … tháng … năm … tại……………. ;
Căn cứ Văn bản giao quyền số ……/…..ngày … tháng … năm … (nếu có),
Tôi: ………… Chức vụ: …………… Đơn vị: ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức:….
Ngày, tháng, năm sinh: ……. Quốc tịch: …..
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ………
Địa chỉ:…..
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………
Cấp ngày: …………….. Nơi cấp: ……….
1. Đã thực hiện hành vi vi vi phạm hành chính ……………. quy định tại
– Các tình tiết tăng nặng/ giảm nhẹ (nếu có):….
*Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt chính: …………… Cụ thể:………
– Hình thức phạt bổ sung (nếu có): ………
– Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ………
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả……., kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là: ……………………, vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính …………………….. quy định tại…… ;
– Các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ (nếu có) ….
* Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt chính : …………
Cụ thể : …………
– Hình thức phạt bổ sung (nếu có):……….
– Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ……….
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là: ………………….., kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là: …………….., vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm …….
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức………. để chấp hành Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại…………………….. hoặc nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc nhà nước/ Ngân hàng thương mại …………. trong thời hạn ……………………. kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho ………………… để thu tiền phạt.
3.…………….. để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
2. Hợp đồng thuê trang phục biểu diễn là gì?
Hợp đồng thuê trang phục biểu diễn là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục và một bên có nhu cầu thuê trang phục để biểu diễn. Mẫu hợp đồng thuê trang phục được sử dụng trong các trường hợp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tổ chức văn nghệ, chương trình ca múa nhạc và muốn thuê trang phục biểu diễn. Khi đó đơn vị cho thuê trang phục sẽ đưa ra mẫu hợp đồng thuê trang phục để hai bên thỏa thuận và ký kết. Việc thỏa thuận này nhằm ghi chép lại thông tin thuê và cho thuê một cách rõ ràng và minh bạch nhất, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên.
Đối tượng của của hợp đồng là trang phục để phục vụ hoạt động biểu diễn và những trang phục cho thuê phải đúng với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa.
Nội dung của bản hợp đồng bao gồm:
– Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng
– Bảng danh mục và đơn giá cho thuê
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
3. Mẫu hợp đồng thuê trang phục biểu diễn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ TRANG PHỤC
(Số: …………)
Hôm nay, ngày ………tháng ……..năm ……... Tại ……….., chúng tôi gồm có:
Bên A: Bên thuê .
Đại diện: …………….
Chức vụ: ……….
Địa chỉ: ……….
Điện thoại: …………..
Bên B: Bên cho thuê
Đại diện: Ông: ………. Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Chủ cửa hàng
Thường trú: ……………….
Địa chỉ liên lạc: …………….
Điện Thoại: ………..
Số tài khoản: ……… Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh ……..
Xét yêu cầu của bên A. Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng thuê trang phục và đạo cụ biểu diễn cho ………. tham gia ……….. tỉnh ………. năm ……..như sau:
Điều 1: Bảng danh mục và đơn giá cho thuê
STT | Tên trang phục, đạo cụ | Đơn vị tính | Đơn giá | Thành tiền |
Bằng chữ: ……………..
Điều 2: Nhiệm vụ cụ thể bên B
– Chuẩn bị đầy đủ và cho bên A thuê trang phục, đạo cụ theo bảng danh mục và đơn giá tại điều 1 của hợp đồng này.
– Cử người trang điểm, hỗ trợ và phục vụ thay trang phục, thay đạo cụ biểu diễn cho Đoàn tham gia dự thi trong thời gian thi.
Điều 3: Thời hạn công việc
– Từ …giờ …….phút, ngày …….cho đến hết ngày ……tháng ……..năm ………
Điều 4: Nhiệm vụ cụ thể bên A
– Giữ gìn tài sản bên B đã cho thuê.
– Trả tiền và tài sản đúng thời gian đã hẹn là 7 giờ 30 phút, ngày …..tháng ……năm ………
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền lợi bên B
1. Quyền lợi
– Thù lao: Thù lao được trả theo bảng danh mục và đơn giá thuê tại điều 1 của hợp đồng này là …………đồng (mười hai triệu chín trăm mười năm ngàn đồng chẵn).
– Thù lao được trả đã bao gồm tiền hỗ trợ các dịch vụ khác được nêu tại điều 2 của hợp đồng này.
– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
2. Nghĩa vụ
– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng
– Đảm bảo hỗ trợ nhiệt tình, chuẩn bị đầy đủ trang phục, đạo cụ và giao cho bên A đúng thời gian theo hợp đồng để Đoàn tham gia Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh ……… năm ………đạt kết quả tốt nhất.
Điều 6: Điều khoản khác
– Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trên. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giải quyết thỏa đáng cho cả hai bên.
Điều 7: Những điều khoản thi hành
– Hợp đồng này làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê trang phục biểu diễn:
Phần thứ nhất là phần thông tin của các chủ thể trong bản hợp đồng: cần phải ghi rõ ràng đầy đủ tên, số điện thoại, địa chỉ thường trú,… các thông tin càng chi tiết càng tốt.
Phần tiếp theo là phần điều khoản- những phần quan trọng trong hợp đồng:
+ Điều 1. Bảng danh mục và đơn giá cho thuê: điền đầy đủ thông tin về loại trang phục, đạo cụ, đơn giá, số lượng cả bằng chữ và bằng số.
+ Điều 2: Nhiệm vụ cụ thể của bên cho thuê phải chuẩn bị đầy đủ những trang phục, đạo cụ mà bên thuê đã yêu cầu ở Điều 1.
+ Điều 3 ghi rõ thời gian thực hiện công việc được kéo dài từ bao giờ và kết thúc vào thời điểm này.
+ Điều 4. Nhiệm vụ của bên thuê: Khi nhận được trang phục thì phải bảo quản tốt tài sản được thuê đồng thời trả tiền và tài sản được thuê đúng thời hạn đã được ghi ở Điều 3.
+ Điều 5 đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau để đảm bảo được quyền lợi mà các bên được hưởng cũng như thực hiện đúng những nghĩa vụ. Các chủ thể tham gia cần phải thực hiện cam kết dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
+ Điều 6: Hai bên sẽ cam kết thực hiện đúng những thỏa thuận trên và đề xuất biện pháp xử lý những tranh chấp nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Điều 7: hợp đồng sẽ ghi nhận về hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ bao giờ. Và hợp đồng sẽ được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Khi soạn thảo văn bản cần phải chú ý đến hình thức của một bản hợp đồng, không được sai chính tả, các nội dung và câu từ trong hợp đồng phải được viết ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu để giúp hai bên có thể nắm bắt rõ được thông tin trong hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
–
–