Thuê khoán dọn dẹp vệ sinh là một trong những dịch vụ khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Vậy mẫu hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN DỌN DẸP VỆ SINH
…..ngày….tháng….năm….
Chúng tôi gồm:
Bên A (Bên thuê khoán):…
Số CMTND/CCCD/Hộ chiếu:….cấp ngày…..tại….
Địa chỉ:….
Điện thoại:….
Bên B (Bên nhận khoán):…
Số CMTND/CCCD/Hộ chiếu:….cấp ngày…..tại….
Địa chỉ:….
Điện thoại:….
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung công việc
Địa điểm dọn dẹp vệ sinh tại:….
Thời gian dọn dẹp vệ sinh: bên B thực hiện công việc dọn dẹp vệ sinh với thời gian làm việc như sau:
– Ngày làm việc: từ thứ 02 đến thứ 07 mỗi tuần, bắt đầu từ ngày….tháng…năm…. đến ngày….tháng…năm….
– Giờ làm việc: 02 tiếng/ngày, khung giờ làm việc sẽ do bên B tự sắp xếp trong khung giờ từ 8h đến 17h.
– Công việc cần thực hiện: dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu nhà, bao gồm trong nhà và ngoài sân nhà. Ngoài ra, định kỳ hằng tháng phải thay nước hồ bơi và cắt tỉa cây 01 lần.
Điều 2. Thanh toán
– Hình thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của bên B với thông tin sau:
+ Tên ngân hàng:….
+ Chi nhánh ngân hàng:…
+ Tên tài khoản:….
+ Số tài khoản:…
– Ngày thanh toán: bên A thanh toán cho bên B vào ngày 05 hàng tháng
– Số tiền thanh toán: Bên A trả tiền công cho bên B theo giờ làm việc với 100.000đ/h làm việc. Số tiền thanh toán hàng tháng cho bên B phụ thuộc vào số giờ làm việc của bên A trong tháng.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của môi bên
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
– Tạo điều kiện cho Bên B dọn dẹp vệ sinh theo thời gian làm việc và giờ làm việc mà hai bên đã thỏa thuận.
– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền công cho bên B như quy định của hợp đồng này.
– Có trách nhiệm cho bên B nghỉ việc vào những ngày lễ, tết nếu như bên B có yêu cầu.
– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên B không hoàn thành đúng các công việc của mình, không làm đủ giờ làm trong ngày mà không thông báo trước cho bên A hoặc bên B có những hành vi vi phạm pháp luật đối với bên A.
– Bên A có quyền yêu cầu bên B dọn dẹp vệ sinh lại nếu như bên B chưa hoàn thành công việc trong ngày.
– Bên A có nghĩa vụ bàn giao chìa khóa nhà cho bên B để bên B thực hiện công việc của mình.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
– Bên B có nghĩa vụ hoàn thành đúng công việc của mình cho bên A.
– Nhận chìa khóa nhà do bên A bàn giao và giữ chìa khóa cẩn thận, không được làm mất.
– Thực hiện dọn dẹp lại vệ sinh nếu chưa hoàn thành khi bên A yêu cầu.
– Được nhận đủ tiền công vào ngày thanh toán hai bên đã thỏa thuận.
– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên A nếu bên A chậm thanh toán hoặc không thanh toán hoặc thanh toán không đủ tiền công cho bên B mà không có lý do hợp lý, bên A có những hành vi vi phạm pháp luật đối với bên B.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chấm dứt hợp đồng
Trừ trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì hai bên đều có quyền sau:
– Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên còn lại thời gian ít nhất là 30 ngày.
– Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước nếu như đối phương không tuân thủ theo đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
– Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho bên đối phương một khoản tiền là 5.000.000 đồng.
Điều 5. Điều khoản chung
Hai bên sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng khi không thực hiện nghĩa vụ của mình trong những trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bao gồm có các sự kiện sau: Chiến tranh, hỏa hoạn, các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, sự ngăn cấm của cơ quan nhà nước, v.v…
Hai bên cùng cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng đã ký trên tinh thần hợp tác, bình đẳng.Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện./.
Bên A | Bên B |
2. Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh:
Khi soạn thảo hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh, người soạn thảo cần lưu ý những vấn đề sau trong hợp đồng:
– Thứ nhất, phải có Quốc hiệu – Tiêu ngữ.
– Thứ hai, địa điểm/ngày/tháng/năm lập hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh.
– Thứ ba, tên hợp đồng là hợp đồng là hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh.
– Thứ tư, thông tin cá nhân của các bên, bao gồm các thông tin sau:
+ Họ và tên;
+ Số, ngày cấp, nơi cấp CMTND/CCCD/Hộ chiếu;
+ Địa chỉ hiện tại, địa chỉ thường trú;
+ Số điện thoại liên hệ.
– Thứ năm, các nội dung công việc mà người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh cần phải làm. Ví dụ:
+ Địa điểm mà người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh.
+ Thời gian làm việc của người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh.
+ Các công việc mà người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh cần phải làm (lau nhà, bàn ghế, tường ốp; tỉa cây;….).
– Thứ sáu, về vấn đề thanh toán: bên người thuê khoán phải thanh toán cho người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh bằng hình thức nào (chuyển khoản hay tiền mặt); số tiền cần thanh toán là bao nhiêu (số tiền thanh toán là cố định hàng tháng hay phụ thuộc vào số giờ làm việc); ngày thanh toán tiền cho bên người nhận khoán dọn dẹp vệ sinh.
– Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán dọn dẹp vệ sinh và bên nhận thuê khoán dọn dẹp vệ sinh. Ví dụ:
+ Bên thuê khoán dọn dẹp vệ sinh phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền công cho bên bên nhận thuê khoán dọn dẹp vệ sinh như quy định của hợp đồng.
+ Bên nhận thuê khoán dọn dẹp vệ sinh có nghĩa vụ hoàn thành đúng công việc của mình cho bên thuê khoán dọn dẹp vệ sinh….
– Thứ tám, các trường hợp hai bên chấm dứt hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh….
3. Các nguyên tắc khi ký hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh:
Khi ký hợp đồng thuê khoán dọn dẹp vệ sinh, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc bình đẳng: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ một lý do nào mà có phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Bình đẳng trong quan hệ dân sự được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của bộ luật dân sự. Theo nguyên tắc này, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, bình đẳng với nhau về các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự. Không thể dựa vào sự khác nhau về các yếu tố như dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa nghề nghiệp hoặc bất kỳ lý do nào khác để làm cơ sở tạo nên sự khác nhau về địa vị pháp lý của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự.
– Nguyên tắc tự do, tự nguyện: Nguyên tắc tự do, tự nguyện đảm bảo việc cá nhân khi thực hiện ký hợp đồng xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết và tự nguyện thỏa thuận. Các điều khoản thỏa thuận không được vi phạm với các điều cấm của luật, không được trái với đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Nguyên tắc thiện chí trung thực: Nguyên tắc thiện chí trung thực đảm bảo cho cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chính mình một cách thiện chí, trung thực.
– Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc: Khi thực hiện ký hợp đồng nội dung xác lập, thực hiện và chấm dứt những quyền, nghĩa vụ dân sự không được phép xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Nguyên tắc chịu trách nhiệm về việc không thực hiện: Khi thực hiện ký hợp đồng đồng nghĩa với việc là những cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.