Để gắn kết và ràng buộc gia sư với người thuê thì cần đến một bản hợp đồng, đó là hợp đồng thuê gia sư. Hợp đồng gia sư là gì? Cách soạn thảo hợp đồng gia sư được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Gia sư là gì?
Gia sư là một từ Hán Việt: Gia nghĩa là nhà, sư nghĩa là thầy, gia sư là người thầy dạy tại nhà
Gia sư không chỉ là những giáo viên đương chức hay là giáo viên đã về hưu mà còn là tất cả những người thuộc tầng lớp trí thức. Rất nhiều bộ môn như Toán, Văn, Sử, Tiếng Anh,…. đều có thể tìm được gia sư có chuyên môn của bộ môn hoặc lĩnh vực mà người thuê muốn.
Bên thuê gia sư có thể tự đăng bài tuyển gia sư và cũng có thể tìm đến các trung tâm gia sư uy tín để nhờ trung tâm tìm được những gia sư có trình độ chuyên môn phù hợp nhất với mong muốn. Tuy nhiên khi đến trung tâm gia sư thì bên thuê gia sư phải chịu mức phí dịch vụ nhất định để bên trung tâm cung cấp những thông tin của gia sư cho bạn. Trung tâm và bên mong muốn thuê gia sư sẽ ký với nhau bản hợp đồng giới thiệu gia sư.
Trong trường hợp mà vẫn không thể tìm được gia sư vừa ý và bên thuê gia sư muốn chấp dứt hợp đồng thì sẽ không được hoàn lại phần phí dịch vụ đã trả trước đó. Điều này được quy định tại Khoản 2, Điều 3,
“2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”.
Vì hợp đồng được xác lập trên cơ sở tự nguyện nên sẽ k thể lấy lại được phí dịch vụ.
2. Hợp đồng thuê gia sư là gì?
Hợp đồng thuê gia sư là bản hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa một bên là người thuê gia sư và một bên là gia sư. Hợp đồng gia sư chính là căn cứ pháp lý ràng buộc những quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết với nhau. Đồng thời cũng sẽ tạo được niềm tin cho các chủ thể khi kí kết hợp đồng.
Ta có thể thấy hợp đồng gia sư là hợp đồng song vụ và có đền bù. Hợp đồng này quy định nghĩa vụ của cả hai bên tham gia ký kết, bên thuê gia sư có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán tiền công và gia sư sẽ có nghĩa đảm bảo việc dạy để đạt kết quả tốt nhất. Những nghĩa vụ đối với cả hai chủ thể sẽ được quy định rõ ràng ở trong hợp đồng. Còn khoản tiền công mà bên thuê gia sư chính là khoản đền bù khi nhận lại được kết quả qua quá trình dạy của gia sư.
Ghi nhận nội dung thỏa thuận trong bản hợp đồng thuê gia sư bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng;
– Đối tượng của hợp đồng;
– Thù lao và phương thức thanh toán;
– Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
– Những thỏa thuận khác nếu có;
– Thời hạn của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng có thể là học sinh, sinh viên và cả những người mong muốn được trau dồi kiến thức chuyên môn của bản thân.
3. Mẫu hợp đồng thuê gia sư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG THUÊ GIA SƯ
Số:…../HĐGS
Hôm nay, ngày……tháng……năm…….tại (địa điểm) …….. chúng tôi gồm có:
Bên A: (Bên thuê dịch vụ)
Họ và tên:….
CMND số: ….
Sinh năm:…..
Địa chỉ thường trú:…
Điện thoại:…
Bên B: (Bên thực hiện dịch vụ)
Họ và tên:….
CMND số: …
Sinh năm:….
Địa chỉ thường trú:…
Điện thoại:…….
Sau khi trao đổi và bàn bạc hai bên đi đến thống nhất lập hợp đồng dịch vụ với nội dung và điều khoản sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
Bên A đồng ý để bên B (Là:…….) làm gia sư dạy kèm các môn:……. lớp:……cho cháu ( nêu họ, tên, tuổi từng cháu) với yêu cầu sau:
– Địa điểm học: Tại tư gia của bên A, số nhà:….. ……..đường…….. (nêu địa danh)
– Thời gian học theo lịch sau: vào các ngày:……kể từ ngày……..tháng………năm……. đến ngày…….. tháng……..năm……
– Về giáo trình: Bên B biên soạn trên cơ sở giáo trình……. và được bên A thông qua
Điều 2: Thù lao và phương thức thanh toán
– Bên A đồng ý trả cho bên B một giờ giảng cho một cháu là……đồng
– Số tiền này sẽ được thanh toán hàng tuần vào cuối giờ giảng của ngày thứ…
– Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam
– Hình thức thanh toán: ……
Điều 3: Nghĩa vụ của bên A
– Đôn đốc, nhắc nhở con em mình học đúng giờ
– Bảo đảm địa điểm, thời gian, dụng cụ giảng dạy và phương tiện giúp cho học sinh đạt kết quả (bảng, phấn hoặc bút viết và ánh sáng).
– Thanh toán tiền thù lao cho bên B đầy đủ và đúng hạn
Điều 4: Nghĩa vụ của bên B
– Bảo đảm giờ học cho các cháu đúng lịch (nếu vì một lý do nào đó mà phải nghỉ dạy phải điện thoại báo trước cho bên A ít nhất là 3 giờ và phải dạy bù vào một ngày khác do hai bên thỏa thuận ngay sau đó, nhưng số buổi nghỉ không được quá 3 buổi/tháng).
– Có giáo trình, giáo án theo đúng yêu cầu
– Bảo đảm hết khóa học trình độ của các cháu phải đạt được……..
– Giữ gìn bí mật về những thông tin của gia cảnh trong suốt thời gian giảng dạy cũng như sau này (hoặc nói cách khác là không làm phương hại đến gia đình của bên A) mà trong thời gian giảng dạy tại gia đình.
– Không được chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba nếu chưa được bên A chấp nhận.
Điều 5: Những thỏa thuận khác
– Sau thời gian học tập là một tháng nếu xét thấy trình độ cũng như học lực của các cháu hoặc cháu……. không đạt được hiệu quả như mong muốn thì bên B có quyền ngưng hợp đồng trước thời hạn.
– Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải chủ động trao đổi, bàn bạc giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Điều 6: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày… …….tháng………năm………đến ngày………tháng…….năm……..và được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để theo dõi thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê gia sư:
Phần thông tin của hai bên tham gia ký kết hợp đồng: Các bên cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan như tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số CMND( hoặc căn cước công dân).
Sau khi hai bên tiến hành trao đổi, thương lượng thì sẽ đưa ra những điều khoản cần thiết để đưa vào trong hợp đồng.
Phần đối tượng hợp đồng thì bên thuê gia sư sẽ cung cấp thông tin về người sẽ được gia sư giảng dạy( ghi rõ tên, tuổi, số lượng người học và yêu cầu rõ ràng với từng người học).
Phần thù lao và phương thức thanh toán: Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về thù lao của một giờ dạy là bao nhiêu, số tiền đó sẽ được trả theo chu kì một tháng hay là theo tuần( hoặc theo ngày) và trả với hình thức là tiền mặt hay là chuyển khoản.
Phần nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng là phần cần phải lưu ý nhất. Trong phần này các bên phải nêu rõ ràng những trách nhiệm mà bên còn lại phải thực hiện. Ví dụ như bên thuê ga sư phải có nghĩa vụ nhắc nhở đôn đốc con em mình, hay những người có mong muốn trau dồi kiến thức học tập đúng giờ; đảm bảo các vật chất ở nơi dạy học để việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất; và phải có trách nhiệm thanh toán phần thù lao như đã được đề cập đến trong hợp đồng. Còn bên gia sư cũng phải có nghĩa vụ ngược lại: Gia sư cũng cần phải đến giảng dạy đúng theo lịch, nếu như có việc đột xuất hay là gặp phải những trường hợp bất khả kháng thì phải báo
Phần Những thỏa thuận khác: Hai bên sẽ tiếp tục xem xét nếu như phần nghĩa vụ nếu chưa thực sự đầy đủ thì có thể thêm những thỏa thuận khác.
Phần cuối cùng là phần thời hạn có hiệu lực của hợp đồng: Cần ghi rõ ràng hợp đồng sẽ được bắt đầu vào thời gian nào và được lập thành hai văn bản, mỗi bên sẽ giữ một bản. Hai bên tiến hành đọc lại hợp đồng một lần nữa, nếu như không có thắc mắc nào thì sẽ thực kiến ký hợp đồng.
Khi soạn thảo hợp đồng cần phải lưu ý:
– Hợp đồng cần có hình thức đúng với các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, không được sai chính tả, câu từ trong hợp đồng cần ngắn gọn xúc tích tránh dùng những từ qua chuyên ngành khiến người còn lại không nắm bắt được tinh thần của bản hợp đồng.
– Bố cục hợp đồng thuê gia sư cần có các phần rõ ràng , phải có tiêu đề và các thông tin hai bên trong hợp đồng;
– Phần trọng tâm hợp đồng phải soạn thảo đầy đủ các điều khoản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, phương thức thanh toán trong hợp đồng, thời gian thanh toán và số tiền thù lao hằng tháng phải quy định cụ thể. Hai bên cần cam kết thực hiện đúng những nghĩa vụ, trách nhiệm đã được đề cập trong hợp đồng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
– Hợp đồng cần thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm đối với các sự kiện bất khả kháng, hoặc phương án giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra trong hợp đồng có thể giải quyết bằng phương án thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp nào đó. Các chủ thể cần có những biện pháp mềm mỏng như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
Căn cứ pháp lý: