Đối với từng đối tượng sẽ có hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan khác nhau. Một trong số đó là hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn. Vậy hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền liên quan là gì?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Như vậy ta có thể thấy đối tượng của quyền liên quan là cuộc biểu diễn, bản ghi âm. ghi hình, chương trình phát
Điều 17, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các đối tượng mà quyền liên quan bảo hộ:
“1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.”
2. Hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn là gì?
Trước hết, hợp đồng sử dụng quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền liên quan với cá nhân, tổ chức về việc cho phép sử dụng một số hoặc Tòan bộ các quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Hợp đồng sử dụng quyền liên quan được lập thành văn bản và được công chứng chứng thực.
Như vậy, hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn là sự thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền liên quan đối với các nhân, tổ chức cho phép sử dụng một hoặc một số hoặc Tòan bộ các quyền đối với chương trình biểu diễn.
Nội dung chính của hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn bao gồm:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
– Căn cứ chuyển quyền;
– Phạm vi chuyển giao quyền;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN
Số: …………………./HĐSDQLQCTBD
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …… Tại ………… Chúng tôi gồm:
Bên cho phép sử dụng quyền liên quan (Bên A)
Họ và tên:………
(Nếu là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người đại diện, Giấy chứng nhận ĐKKD, ngày và nơi cấp)
Số CMND: ……………… Cấp ngày ….. tháng ….. năm …… Tại ……….…
(Nếu là người nước ngoài thì ghi số Hộ chiếu, ngày và nơi cấp)
Địa chỉ:…………
Số điện thoại:…………..Fax:……….Email:………
Là chủ sở hữu quyền liên quan đối với chương trình:……
(Trường hợp có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có thỏa thuận cử người đại diện ký hợp đồng)
Bên sử dụng quyền liên quan (Bên B)
Họ và tên:……
(Nếu là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người đại diện, Giấy chứng nhận ĐKKD, ngày và nơi cấp)
Số CMND:……Cấp ngày…………tháng………năm………..tại………
(Nếu là người nước ngoài thì ghi số Hộ chiếu, ngày và nơi cấp)
Địa chỉ:………
Số điện thoại:……..Fax:….Email:……
Hai bên cùng thỏa thuận và ký hợp đồng với các điều Khoản sau:
Điều 1: Bên A đồng ý cho bên B định hình bản ghi âm, ghi hình hoặc cả ghi âm, và ghi hình chương trình biểu diễn dưới đây:
Tên chương trình biểu diễn:………
(Nếu sử dụng tác phẩm của người khác để biểu diễn thì phải nêu rõ tên tác giả và tên tác phẩm gốc, Hợp đồng, giấy phép sử dụng tác phẩm)
Họ và tên (những người biểu diễn, đính kèm):………
Chủ sở hữu quyền biểu diễn:………
Số giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (nếu có) ………….. cấp ngày …. tháng …. năm …..
tại ………
Phạm vi sử dụng bản định hình chương trình biểu diễn:……………(Để sản xuất chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, phim, chương trình phát thanh, truyền hình)
Khu vực địa lý phát hành chương trình:………
Thời lượng chương trình: ……… Định dạng bản sao chương trình: ………
Số lượng in………bản
Điều 2: Bên A có trách nhiệm tạo điều kiện cho bên B lắp đặt các thiết bị ghi âm/ghi hình để thực hiện việc định hình chương trình biểu diễn ghi tại Điều 1 Hợp đồng này vào thời gian…………địa điểm……………
(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm thực hiện việc định hình chương trình biểu diễn cụ thể)
Điều 3: Bên B có quyền sử dụng bản định hình chương trình biểu diễn ghi tại Điều 1 Hợp đồng này để sản xuất chương trình trong thời hạn:………………………
(Các bên có thể thỏa thuận cụ thể về số lần sản xuất, hoặc thời hạn sản xuất chương trình )
Điều 4: Bên B phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả và người biểu diễn quy định tại Điều 19 và Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ
(Các bên có thể thỏa thuận về việc bên A được xem trình bày và duyệt nội dung bản định hình chương trình trước khi đưa sản xuất để phát hành tới công chúng)
Điều 5: Bên B phải thanh toán tiền bản quyền sử dụng quyền liên quan cho bên A theo phương thức sau:
(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán…)
Bên B tặng bên A…….bản sao chương trình vào thời điểm thanh toán tiền bản quyền tác phẩm, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 6: Bên A không được chuyển quyền định hình chương trình biểu diễn theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên thứ ba trong thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 7: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường Tòan bộ thiệt hại cho bên kia.
(Các bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một Khoản tiền nhất định).
Điều 8: Tất cả những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc liên quan đến nội dung hợp đồng được giải quyết thông qua thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thỏa thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại
(Các bên có thể thỏa thuận về lựa chọn
Điều 9: Những sửa đổi hoặc bổ sung liên quan đến hợp đồng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của hai bên.
Điều 10: Hợp đồng này có hiệu lực……..
(Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc Khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)
Hợp đồng này được lập thành……………bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ………bản.
(Các bên có thể thỏa thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn:
Phần đầu là phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu các các bên điền đầy đủ thông tin về tên, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), địa chỉ, số điện thoại, tên chương trình. Nếu là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người đại diện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 1: ghi rõ tên chương trình biểu diễn, tên của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền biểu diễn, số giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan( nếu có), phạm vị sử dụng chương trình biểu diễn, khu vực đại lý phát hành chương trình và thời lượng chương trình.
Điều 2. Các bên sẽ ấn định thời hạn hoặc thời điểm để thực hiện việc định hình chương trình biểu diễn.
Điều 3: Bên sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn sẽ có quyền sử bản định hình chương trình để sản xuất. Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận cụ thể về số lô sản xuất hoặc thời gian sản xuất.
Điều 4. ghi nhận việc bên sử dụng quyền liên quan phải tôn trọng quyền nhân thân và quyền tài sản của bên cho phép sử dụng quyền liên quan được ghi nhận tại điều 19, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 5. Bên sử dụng quyền liên quan phải thanh toán tiền bản quyền sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn. Yêu cầu ghi rõ giá chuyển nhượng, hình thức thanh toán, cách thức thanh toán, thời gian, địa điểm thanh toán,..
Điều 6. Điều này đề cập đến vấn đề bên cho phép sử dụng quyền liên quan không được quyền chuyển quyền định hình chương trình cho bên thứ ba trong thời gian thực hiện hợp đồng trừ hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 7. các bên có thể thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại theo tỉ lệ phần trăm giá trị của hợp đồng hoặc một Khoản tiền nhất định
Điều 8. Điều Khoản về giải quyết tranh chấp: Các bên có thể tự hòa giải nhưng nếu không thể tự hòa giải thì có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, trong hợp đồng cũng cần ghi nhận hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời gian nào. Những Khoản sửa đổi hoặc bổ sung liên quan đến hợp đồng thì phải lập thành văn bản và được sự đồng ý của các bên. Các bên cam kết với nhau thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình để tránh vi phạm hợp đồng và có những tranh chấp xảy ra. Hợp đồng được lập thành bao nhiêu tùy vào yêu cầu của các bên, được các bên giữ bản hợp đồng để tiện thực hiện hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
–