Phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng là một trong những hoạt động của quá trình xây dựng. Đây là công việc mang tính nguy hiểm, khó khăn cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên hành nghề phá dỡ. Dưới đây là mẫu hợp đồng phá dỡ nhà ở, tháo dỡ công trình xây dựng mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng phá dỡ nhà ở, tháo dỡ công trình xây dựng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—***—
HỢP ĐỒNG PHÁ DỠ NHÀ Ở
Hôm nay, ngày …tháng …năm 20….
Tại số nhà:…đường …, phường…, quận…, tỉnh/tp…
Hai bên gồm có:
BÊN YÊU CẦU DỊCH VỤ PHÁ DỠ NHÀ Ở (gọi tắt là Bên A)
Ông/bà: ……
Số CMTND: …Cấp ngày…/…/…Tại : Công an ….
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
BÊN NHẬN DỊCH VỤ PHÁ DỠ NHÀ Ở (gọi tắt là Bên B)
Ông/Bà/Công ty: …
Địa chỉ: số nhà ….
Điện thoại: …
Chứng chỉ hành nghề (hoặc Giấy Chứng nhận ĐKKD, nếu là Công ty) …
Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng; và bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận việc phá dỡ tạo mặt bằng cho công trình nhà ở tại địa chỉ …với các điều khoản như sau:
Điều 1: Nội dung công việc:
1. Nội dung công việc: Sau khi hai bên đã thẩm định công trình xây dựng, Bên B đồng ý nhận phá dỡ công trình trên với các hạng mục công việc cụ thể như sau:
+ Phá dỡ phần nhà ở, bao gồm :
– Tổng diện tích cần phá dỡ: …m2
+ Phá dỡ phần công trình phụ, bao gồm:
– Nhà bếp:…
– Nhà tắm:…
– Chuồng trại chăn nuôi (nếu có):…
+ Các phần việc khác (nếu có) như: chống đỡ, che chắn đảm bảo an toàn cho nhà liền kề, chuyển đất khi đào móng… Được hai bên thỏa thuận như sau:…
2. Tiến độ thi công.:
– Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ … /20…
– Thời gian hoàn thiện việc phá dỡ công trình và bàn giao mặt bằng để Bên A xây dựng vào ngày …/ …/ 20…., nếu chậm sẽ phạt 5 % giá trị hợp đồng.
3. Trị giá hợp đồng: Bên A khoán gọn tiền công cho bên B trong việc phá dỡ các công trình trên đất, Trị giá hợp đồng được xác định như sau:
Thanh toán theo diện tích …….m2 phá dỡ .
Tổng giá trị thanh toán sau khi nghiệm thu là: …000.000 VNĐ (….triệu Việt Nam đồng).
Điều 2: Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên A:
– Cung cấp địa điểm tập kết vật tư sau khi phá dỡ công trình;
– Cử người trực tiếp giám sát việc phá dỡ công trình nhằm đảm bảo về tiến độ, biện pháp kỹ thuật, khối lượng thi công, bàn giao vật liệu phá dỡ;
– Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình phá dỡ nếu việc phá dỡ cần phải làm các thủ tục xin phép chính quyền địa phương;
– Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc thất thoát vật tư.
2. Trách nhiệm của Bên B
– Cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động phá dỡ công trình (cốp pha lát, xà gỗ, cột chống…. theo đúng yêu cầu kỹ thuật về thời gian và số lượng (chi phí thuộc về bên B );
– Cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động phá dỡ, luôn luôn đảm bảo từ 5 đến 6 thợ chính và 1 đến 2 thợ phụ trở lên để thực hiện hoạt động phá dỡ trong ngày;
– Việc phá dỡ phải đảm bảo an toàn về kỹ thuật, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, thất thoát thì Bên B chịu trách nhiệm và phải bồi thường theo quy định pháp luật;
– Việc lập tiến độ phá dỡ, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được phá dỡ tiếp;
– Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tự, an ninh, khai báo tạm trú;
Điều 3: Thanh toán
– Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:
Thanh toán đợt 1: Thanh toán tạm ứng thực hiện hợp đồng số tiền là: …000.000 VNĐ (Bằng chữ : ………..triệu đồng) tương đương với 20% giá trị hợp đồng;
Thanh toán đợt 2: Số tiền tiền còn lại sẽ được bên A thanh toán sau 20 ngày kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình đã được phá dỡ, tương đương với 20% giá trị hợp đồng;
Điều 4: Cam kết
– Trong quá trình phá dỡ thi công nếu có vướng mắc, hai bên phải gặp nhau bàn bạc thống nhất để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc – Việc thỏa thuận phải được lập thành biên bản;
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xét thấy bên B không đảm bảo về năng lực tổ chức, công cụ phương tiện trang bị cho hoạt động phá dỡ công trình như đã thoả thuận, bên A có quyền đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó bên B sẽ được thanh toán phần diện tích đã được phá dỡ theo biên bản nghiệm thu giữa hai bên. Đối với phần phải tháo dỡ do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán tiền công và bên B phải bồi thường thiệt hại hư hỏng;
– Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành;
– Hợp đồng được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Các trường hợp buộc phá dỡ công trình xây dựng:
Được quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, theo đó hoạt động phá dỡ được thực hiện đối với các trường hợp sau:
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
– Các công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; các công trình phải phá dỡ khẩn cấp để kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra;
– Công trình được xây dựng trong khu vực cấm xây dựng; các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của pháp luật;
– Công trình được xây dựng ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;
– Các công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Công trình được xây dựng sai với thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để thi công xây dựng mới.
3. Những lưu ý khi xây ký kết hợp đồng phá dỡ nhà ở, tháo dỡ công trình xây dựng:
Thứ nhất, xác định rõ phạm vi công việc. Điều này đảm bảo cho các thông tin chi tiết, rõ ràng về phạm vi công việc phá dỡ, bao gồm diện tích, số lượng tầng, các cấu kiện cần phá dỡ và các điều khoản đặc biệt khác liên quan đến công việc.
Thứ hai, thỏa thuận rõ về thời gian hoàn thành công việc. Hợp đồng cần đưa ra một thời hạn cụ thể để hoàn thành công việc phá dỡ. Điều này giúp đảm bảo rằng đội ngũ thực hiện phá dỡ công trình sẽ thực hiện công việc đúng hạn.
Thứ ba, thỏa thuận rõ về thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán. Có thể sử dụng tiến độ công việc hoàn thành hoặc số lượng công việc phá dỡ đã hoàn thành để xác định lịch trình và thời hạn thanh toán.
Thứ tư, xác định bảo hiểm và trách nhiệm đối với bên thực hiện phá dỡ. Việc này đảm bảo rằng đội ngũ phá dỡ có trách nhiệm đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc. Xác định rõ ràng về trách nhiệm nếu có thiệt hại do công ty phá dỡ gây ra.
Thứ năm, xem xét các giấy tờ pháp lý xác minh công ty phá dỡ đã có đủ giấy tờ pháp lý để thực hiện công việc và tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật.
Thứ sáu, thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm nếu một trong hai bên không thực hiện theo nghĩa vụ, trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng, để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ.
Thứ bảy, kiểm tra công trình sau khi hoàn thành công việc. Trước khi hoàn tất thanh toán cho công ty phá dỡ, chủ nhà, chủ thầu cần kiểm tra lại công trình đã được phá dỡ và đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.