Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại. Ngày nay hợp đồng nguyên tắc ngày càng được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở để đôi bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng nhưng loại hợp đồng này và hợp đồng kinh tế có giá trị pháp lý như nhau. Trong quá trình giao dịch với nhau, mọi thay đổi đều được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc, do đó chúng ta cần phải soạn thảo một bản hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản để làm căn cứ pháp lý về sau.
Nhằm giúp các bạn biết cách soạn thảo một bản hợp đồng đúng quy cách, thể hiện đầy đủ các thông tin thiết yếu, Dương Gia xin gửi đến các bạn những
2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất:
Tải về mẫu hợp đồng nguyên tắc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
(V/v mua bán hàng hóa …..)
Số: ……
–Căn cứ
–Căn cứ
–Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp hàng hóa ……… số … ngày …/…/…;
–Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …… chúng tôi gồm:
BÊN BÁN:…
Địa chỉ : …
Điện thoại : … Fax: …
Số ĐKKD : … Cấp ngày: …/…/… tại: ………
Mã số thuế : …
Đại diện : … Chức vụ: …
(Sau đây gọi là“Bên A”)
BÊN MUA:…
Địa chỉ :
Điện thoại : ……Fax: …
Số ĐKKD : … Cấp ngày: …/…/… tại: …
Mã số thuế : …..
Đại diện : …… Chức vụ: …
(Sau đây gọi là“Bên B”)
XÉT RẰNG:
– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực…… tại Việt Nam, có khả năng …;
– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực …. có nhu cầu ……;
Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:
Điều 1: Các nguyên tắc chung
Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ Bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của Pháp luật.
Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.
Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Hợp đồng này.
Các tài liệu có liên quan và gắn liền với hợp đồng này bao gồm:
– Các hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;
– ………
– ………
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa ….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.
……
Điều 3: Hàng hóa mua bán
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:
– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.
– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.
Điều 4.Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.
Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản ………… mở tại Ngân hàng …
Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của bên A
…
2. Nghĩa vụ của bên A
…
1. Quyền của bên B
….
2. Nghĩa vụ của bên B
…
Điều 7. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ……
Điều 8: Bảo mật
Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.
Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.
Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.
Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ
Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.
Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.
Khi Sự kiện bất khả kháng xảy ra, thì nghĩa vụ của các Bên tạm thời không thực hiện và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi Sự kiện bất khả kháng đó bị loại bỏ.
Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng
Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của Các Bên.
Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng:
…
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng hết hạn và Các Bên không gia hạn Hợp đồng; hoặc
b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn; trong trường hợp đó, Các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan tới việc chấm dứt Hợp đồng; hoặc
c) Một trong Các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; hoặc
Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết
Điều 11.Giải quyết tranh chấp
Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.
Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và phải được các bên tuân theo. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….
Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
3. Các lưu ý khi soạn và sử dụng hợp đồng nguyên tắc:
– Hợp đồng nguyên tắc là sự thoả thuận khung, bao gồm tất cả các nội dung như Hợp đồng chính thức nhưng đối với nội dung về hàng hoá/ dịch vụ giao dịch thì thì các bên không thoả thuận cụ thể mà sẽ căn cứ vào các đơn đặt hàng/ phụ lục Hợp đồng sau này;
– Hợp đồng nguyên tắc thường xác lập một khoản thời gian xác định để thực hiện cho các bên. Trong khoản thời gian có hiệu lực của Hợp đồng nguyên tắc thì các bên có thể ký một hoặc nhiều hoặc thậm chí là không có giao dịch thực tế phát sinh nào;
– Thông thường, hợp đồng nguyên tắc cũng có các nội dung cơ bản sau:
Điều khoản định nghĩa;
Chủ thể của hợp đồng;
Đối tượng của hợp đồng;
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phương thức giải quyết tranh chấp;
Cam kết chung,
– Hợp đồng nguyên tắc phải đảm bảo các yếu tố về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật, không vi phạm các quy định cấm, không bị vô hiệu, thì có giá trị bắt buộc đối với các bên đã giao kết.
4. Có cần hợp đồng nguyên tắc trong hồ sơ dự thầu hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào các anh chị trong công ty! Công ty em đang làm đấu thầu công trình xây dựng về xây lắp. Trong hồ sơ dự thầu bên em có cần hợp đồng nguyên tắc giữa công ty em và các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng không? Mong anh chị giải đáp thắc mắc giúp em. Em cảm ơn anh chị.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 12
– Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
+ Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
+ Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
+ Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
– Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
+ Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12
– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
+ Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
+ Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
+ Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
+ Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
+ Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
+ Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;
+ Tiến độ cung cấp hàng hóa;
– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
+ Các yếu tố cần thiết khác.
– Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):
+ Xác định giá dự thầu;
+ Sửa lỗi;
+ Hiệu chỉnh sai lệch;
+ Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
+ Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);
+ Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);
+ So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.
– Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);
+ Xuất xứ;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:
+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
+ Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.
+ Tiến độ thi công;
+ Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
+ Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
+ Các yếu tố cần thiết khác.
+ Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
– Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
– ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.
– Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
– Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế.
– Quy định về sử dụng lao động:
+ Đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Nhà thầu không tuân thủ quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
+ Đối với những gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu đề xuất phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai thực hiện dự án, gói thầu;
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ quy định tại Điểm a Khoản 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng;
+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động quy định tại Điểm a Khoản 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP sẽ bị loại.
Như vậy, khi công ty bạn tham gia đấu thầu công trình xây dựng về xây lắp, trong hồ sơ dự thầu bên bạn không cần cung cấp hợp đồng nguyên tắc giữa công ty bạn và các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, chỉ cần đảm bảo các quy định trên về việc lập hồ sơ dự thầu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.