Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hoá là sự thoả thuận giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hoá mà bên nhận gia công sẽ cần phải sử dụng một một phần hoặc sử dụng toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với các bạn Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hoá mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
- 2 2. Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là gì?
- 3 3. Đối tượng của hợp đồng gia công:
- 4 4. Quy định về hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa:
- 5 5. Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa mới nhất:
- 6 6. Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa mới nhất:
1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Thông thường hợp đồng nguyên tắc được sử dụng khi các bên tiếp cận tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của nhau và từ đó thống nhất nội dung hợp tác. Có thể hiểu đơn giản là hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng khung để các bên thực hiện giao dịch đã phát sinh.
2. Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là gì?
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ cần phải sử dụng một phần hoặc sử dụng toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Thông qua quá trình sản xuất, có thể là có một hay nhiều công đoạn theo bên bên đặt gia công yêu cầu. Để tạo ra được sản phẩm và nhận được một khoản tiền công tương ứng với lượng lao động hao phí để làm ra được sản phẩm đó, đó được gọi là phí gia công.
Trong hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa, bên nhận gia công sẽ nhận nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công để tạo ra được sản phẩm mới. Trong quá trình tạo ra sản phẩm, nhà thầu phụ cần phải tự tổ chức thực hiện và hoàn thành các công việc và cung cấp kết quả đến cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ không kiểm soát quá trình nà nhà thầu thực hiện nghĩa vụ mà nhà cung cấp sẽ quan tâm đến lợi ích của mình như đối tượng mới được tạo ra với thời gian, chất lượng, số lượng, mẫu mã,….
3. Đối tượng của hợp đồng gia công:
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật đã được xác định trước theo tiêu chuẩn do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Đối tượng là một loại sản phẩm, hàng hóa do bên thuê gia công đặt theo hợp đồng. Mẫu của vật này có thể sẽ do bên nhà cung cấp hay còn gọi là bên thuê gia công chỉ định hoặc do bên gia công bàn giao và được bên thuê gia công chấp nhận. Hình thức mẫu mà các bên sử dụng không được trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
4. Quy định về hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa:
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hoá cũng cầ phải đúng bản chất của hoạt động gia công hàng hóa, bao gồm:
– Bên nhận gia công hàng hóa sẽ nhận các nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công hàng hoá để từ đó tạo ra sản phẩm mới theo đúng hợp đồng. Sau đó các bên ký kết hoặc chuyển giao phí gia công cho bên nhận mua nguyên, vật liệu theo như số lượng, chất lượng và chi phí mà các bên đã thỏa thuận trước đó.
– Bên nhận gia công sẽ tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất và giao sản phẩm đúng theo yêu cầu của bên đặt gia công.
– Nội dung gia công bao gồm sản xuất, chế tác, chế biến, tái chế, sửa chữa, lắp ráp, phân loại, đóng gói theo yêu cầu bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công.
– Quyền sở hữu hàng hóa trong đó có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt hàng hoá. Điều đó có nghĩa rằng có quyền bán, quyền cho, quyền đổi trả sẽ không bị thay đổi từ bên đặt gia công sang cho bên nhận gia công.
– Thông thường quá trình thực hiện công việc của bên nhận gia công sẽ không có sự can thiệp hay kiểm soát của bên đặt gia công bởi bên đặt gia công chỉ quan tâm đến số lượng và chất lượng của sản phẩm cuối cùng mà bên đặt gia công nhận được. Tuy vậy, bên đặt gia công vẫn có quyền được cử nhân viên đại diện sang bên nhận gia công để theo dõi, giám sát quá trình làm việc, thậm chí có thể điều chuyên viên kỹ thuật đến để hướng dẫn sản xuất, chất lượng sản phẩm theo đúng như trong hợp đồng đã quy định.
– Kết thúc quá trình làm việc, bên nhận gia công sẽ được trả chi phí gia công thù lao. Chi phí có thể là trả bằng tiền mặt hoặc trả bằng máy móc gia công.
– Trường hợp các cá nhân, tổ chức thuộc vào quốc gia khác:
+ Bên nhận gia công được phép xuất khẩu tại chỗ hàng hoá gia công, các loại máy móc, các thiết bị đi mượn, đi thuê và các loại nguyên vật liệu, vật tư dư thừa, các loại phế phẩm, phế liệu theo đúng sự ủy quyền của bên đặt gia công hàng hóa.
+ Bên nhận gia công sẽ không cần phải nộp thuế nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu, vật tư tạm nhập khẩu. Tại nước ta cũng có quy chế riêng về hoạt động này cho các thủ tục thuế và xuất nhập khẩu.
+ Bên nhận gia công phải tuân thủ theo đúng như yêu cầu của bên đặt gia công về kiểu dáng, chủng loại, kích cỡ, mẫu mã, kích cỡ và đảm bảo chất lượng mặt hàng.
+ Lợi nhuận từ hoạt động gia công là số tiền công đã được tính khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí gia công.
5. Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa mới nhất:
Theo quy định của
– Thông tin của các bên ký kết hợp đồng gia công và bên gia công trực tiếp
– Tên sản phẩm và số lượng sản phẩm gia công
– Giá cả gia công
– Thời hạn thanh toán phương thức thanh toán
– Danh mục về số lượng, trị giá các nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu và các nguyên liệu, vật liệu, vật tư sản xuất ở trong nước để gia công; định mức sử dụng các nguyên liệu, vật liệu; định mức về vật tư tiêu hao cũng như tỷ lệ hao hụt của nguyên vật liệu trong gia công
– Danh mục và trị giá của máy móc, các loại thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ cho quá trình gia công (nếu có)
– Biện pháp để xử lý các loại phế liệu, phế thải cũng như phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, các loại thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi hợp đồng gia công kết thúc
– Địa điểm giao hàng và thời gian giao hàng
– Nhãn hiệu của hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
6. Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC GIA CÔNG HÀNG HÓA
Số:…… /HĐNTGC
– Căn cứ
– Căn cứ ….
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. các bên trong hợp đồng gồm có:
1. Bên A (Bên đặt gia công):
Tên doanh nghiệp: ….
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Tài khoản số: …. Mở tại ngân hàng: ….
Đại diện Ông (bà): … Chức vụ: ….
Giấy ủy quyền số (nếu có): …
Viết ngày do chức vụ ký.
2. Bên B (Bên nhận gia công):
Tên doanh nghiệp: ….
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Tài khoản số: …. Mở tại ngân hàng: …
Đại diện Ông (bà): …. Chức vụ: …
Giấy ủy quyền số (nếu có): ….
Viết ngày do chức vụ ký.
Hai bên chúng tôi đã thống nhất thỏa thuận lập ra hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hoá với các nội dung như sau:
Điều 1. Đối tượng hợp đồng
1. Tên sản phẩm cần sản xuất: …
2. Quy định về chất lượng sản phẩm: …
Điều 2. Nguyên vật liệu chính và phụ
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng các nguyên vật liệu chính bao gồm: …
2. Tên từng loại: ….
– Số lượng: …
– Chất lượng: ….
3. Thời gian giao nguyên vật liệu: ….. Tại địa điểm: …. (Kho của bên B)
4. Trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu Bên B có trách nhiệm bảo quản mọi nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng do bên A đã cung cấp và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã được giao để sản xuất ra sản phẩm.
5. Bên B chịu trách nhiệm cung ứng các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm: ….
6. Tên từng loại: ….
– Số lượng: …
– Đơn giá: … (có thể quy định chất lượng dựa theo hàm lượng, tiêu chuẩn).
7. Bên A cung ứng cho bên B trước chi phí để mua nguyên vật liệu kể trên. Tổng chi phí là: …..
Điều 3. Thời gian sản xuất và giao sản phẩm
1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày: ….
Trong quá trình sản xuất sản phẩm bên A có quyền kiểm tra, giám sát và yêu cầu bên B sản xuất sản phẩm theo đúng mẫu sản phẩm đã được thỏa thuận từ ngày đưa nguyên vật liệu vào sản xuất (nếu cần).
2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
– Đợt 1: ngày …. Địa điểm: ….
– Đợt 2: ngày …. Địa điểm: ….
Nếu bên A không nhận sản phẩm theo đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: …. Nếu bên B không giao sản phẩm theo đúng thời gian và địa điểm thì sẽ phải bồi thường các chi phí: ….
Điều 4. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
….
Điều 5. Phương thức thanh toán
– Thỏa thuận thanh toán toàn bộ chi phí hay thanh toán từng đợt sau khi đã nhận hàng.
– Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản: ….
Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1. Vi phạm về chất lượng: …
2. Vi phạm số lượng: …
Điều 7. Phương thức giải quyềt tranh chấp hợp đồng
1. Các bên chủ động thông báo cho nhau biết về tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu như có bất kỳ vấn đề bất lợi nào phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thig các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động cùng nhau thoả thuận để giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (được lập thành văn bản).
2. Trong trường hợp các bên có vấn đề tranh chấp nhưng không tự thương lượng được thì hai bên sẽ thống nhất chuyển vụ việc tranh chấp đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này.
Điều 8. Các thỏa thuận khác
….
Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ….. đến ngày …..
2. Hai bên sẽ tiến hành tổ chức họp và lập
3. Hợp đồng này được lập thành …. bản có giá trị pháp lý tương đương như nhau, mỗi bên giữ …. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ: Ký tên (Đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ: Ký tên (Đóng dấu) |