Hiện nay có nhiều người có nhu cầu sử dụng nhà ở nhằm mục đích để ở, làm văn phòng, làm cơ sở dạy học..., khi có nhu cầu người ta sẽ tìm đến các phương án như mua, thuê hoặc có thể là mượn nhà. Mượn nhà có gì khác so với thuê nhà? Mượn nhà vẫn phải lập hợp đồng?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cho mượn nhà ở là gì?
Điều 494
2. Đối tượng và đặc điểm của hợp đồng cho mượn nhà ở:
Theo Điều 495 Bộ Luật dân sự 2015 Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là: ” Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.” Sau khi sử dụng tài sản đã mượn, bên mượn tài sản phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.
Trường hợp này, nhà là tài sản đặc định không tiêu hao, là đối tượng của hợp đồng cho mượn nhà ở.
Đặc điểm của hợp đồng cho mượn nhà ở:
– Hợp đồng mượn nhà ở là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn nhà sẽ được quyền sử dụng nhà của bên cho mượn mà không phải trả tiền. Đây là điểm khác biệt nhất giữa hợp đồng thuê và mượn nhà ở.
– Hợp đồng mượn nhà ở là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn nhà có quyền yêu cầu bên mượn trả lại nhà khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại nhà theo yêu cầu của bên cho mượn.
– Hợp đồng đáp ứng nhu cầu của bên người muốn mượn nhà ở, sự giúp đỡ, không tính toán về mặt kinh tế đối với bên cho mượn, có thể coi đây là sự giúp đỡ lẫn nhau đối với hai bên nhưng trên cơ sở của hợp đồng để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai. Người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chuyển cho người khác chiếm hữu, sử dụng trong một thời gian nhất định.
– Hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, đặc biệt trong trường hợp này là bên cho mượn, vì đây là hợp đồng không có đền bù, bên cho mượn cho mượn tài sản và không tính toán lợi ích kinh tế; đảm bảo cơ sở khi có tranh chấp xảy ra.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
a, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mượn nhà
Theo Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 Nghĩa vụ của bên mượn nhà bao gồm:
– Giữ gìn, bảo quản nhà, không được tự ý thay đổi tình trạng của căn nhà; nếu nhà và các thiết bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
– Trả lại nhà đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại nhà thì bên mượn phải trả lại nhà ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng nhà.
– Bên mượn nhà phải chịu rủi ro đối với ngôi nhà trong thời gian chậm trả.
Bên cạnh những nghĩa vụ trên, bên mượn nhà sẽ có những quyền sau theo điều 497 Bộ Luật Dân sự 2015:
– Được sử dụng căn nhà theo đúng mục đích đã thỏa thuận.
– Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản căn nhà, nếu có thỏa thuận.
– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của căn nhà.
b, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên cho mượn nhà:
Theo Điều 498 Bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ của bên cho mượn nhà bao gồm:
– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng căn nhà và khuyết tật của căn nhà, nếu có.
– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết nhà có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Quyền của bên cho mượn nhà theo Điều 499 Bộ Luật dân sự 2015 bao gồm:
– Đòi lại căn nhà ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà cho mượn thì được đòi lại nhà đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
– Đòi lại nhà khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với nhà do bên mượn gây ra.
4. Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở (1)
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …., Tại: …………(2)Chúng tôi gồm có:
BÊN CHO MƯỢN: (Bên A) (3)
a) Trường hợp là cá nhân:
Ông/bà: …………….. Năm sinh: …………
CMND số: ………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………
Hộ khẩu: ……………
Địa chỉ:……………… Điện thoại: …………….
Là chủ sở hữu nhà ở: ………………
b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu:
Ông/bà: ………………… Năm sinh: ……………
CMND số: ……………Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………
Hộ khẩu: ………………
Địa chỉ:……………… Điện thoại: ……………..
Và
Ông/bà: ……………………Năm sinh: ………………
CMND số: ……………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: …………
Hộ khẩu: …………………
Địa chỉ:………………… Điện thoại: ………………
Là đồng sở hữu nhà ở: …………………
Các chứng từ sở hữu và tham khảo về nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có:
………………
BÊN MƯỢN: (Bên B) (4)
Ông/bà: ………………. Năm sinh: ………………
CMND số: ………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: …………..
Hộ khẩu: ……………
Địa chỉ:……………… Điện thoại: ………………….
Điện thoại: ………………
Fax: ………………Mã số thuế: ………………….
Tài khoản số: ……………… Mở tại ngân hàng: …………………
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG (5)
Đối tượng của hợp đồng này là ……………. ngôi nhà số: ……………………………………., có thực trạng theo Giấy chứng nhận ……………/hoặc Giấy bàn giao nhà/Giấy tờ khác với diện tích: ……………………
Đặc điểm: ………………………
ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH MƯỢN (6)
2.1. Thời hạn mượn: ……
2.2. Mục đích mượn: ………
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao nhà cho bên B theo đúng hợp đồng;
b) Bảo đảm cho bên B sử dụng ổn định nhà trong thời hạn mượn;
c) Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận, nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên B thì phải bồi thường;
d) Tạo điều kiện cho bên B sử dụng thuận tiện diện tích mượn;
e) Nộp các khoản thuế về nhà và đất (nếu có).
3.2. Bên A có các quyền sau đây:
a) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên B biết trước …….. tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên B có một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng nhà không đúng mục đích cho mượn.
c) Làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;
d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác mượn lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;
e) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;
f) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
g) Cải tạo, nâng cấp nhà cho mượn khi được bên mượn đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên B sử dụng chỗ ở;
h) Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng mượn/đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn. Nếu bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở thì được đòi lại nhà ở đó mặc dù bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước ……. tháng.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
4.1. Nghĩa vụ của bên B:
a) Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;
b) Giữ gìn, bảo quản nhà mượn như nhà của mình, không được tự ý thay đổi tình trạng nhà mượn, nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
c) Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên A;
d) Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;
e) Trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong thời gian mượn nhà;
f) Trả nhà cho bên A theo đúng theo thoả thuận, nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên B phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
g) Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát nhà mượn.
4.2. Quyền của bên B:
a) Được cho mượn lại nhà đang mượn, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;
b) Được tiếp tục mượn theo các điều kiện đã thoả thuận với bên A trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
c) Được ưu tiên mua nhà đang mượn, khi bên A thông báo cho bên B về việc bán ngôi nhà;
d) Đơn phương đình chỉ hợp đồng mượn nhà nhưng phải báo cho bên A biết trước một tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên A có một trong các hành vi sau đây:
– Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;
– Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
e) Được thay đổi cấu trúc ngôi nhà nếu được bên cho mượn đồng ý bằng văn bản.
f) Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị nhà mượn, nếu có thoả thuận.
g) Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của nhà mượn.
ĐIỀU 5: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản và phải được công chứng mới có giá trị để thực hiện.
ĐIỀU 6: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam kết sau đây:
6.1. Đã khai đúng sự thật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.
6.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thoả thuận với bên B đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).
ĐIỀU 7: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở
Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:
7.1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;
7.2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;
7.3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
7.4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7.5. Theo thỏa thuận của các bên.
ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được cần phải thực hiện bằng cách hoà giải; nếu hoà giải không thành, thì đưa ra toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….
9.2. Hợp đồng này được lập thành ….. bản và có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ …. bản, …. bản lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và …. bản lưu tại cơ quan thuế (các bên có thể thỏa thuận lập thêm hợp đồng bằng tiếng Anh)./.
BÊN CHO MƯỢN BÊN MƯỢN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
(1): Việc công chứng, chứng thực hợp đồng này được thực theo quy định tại Điều 122
(2): Ghi rõ ngày tháng năm lập hợp đồng;
(3): Bên cho mượn: Trường hợp là cá nhân ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, địa chỉ, là chủ sở hữu của nhà ở nào; Trường hợp đồng chủ sở hữu thì ghi rõ thông tin của đồng sở hữu;
(4): Bên mượn ghi rõ họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản ngân hàng;
(5): Ghi rõ đối tượng hợp đồng, diện tích đặc điểm của căn nhà;
(6): Ghi rõ thời hạn và mục đích sử dụng đã thỏa thuận.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự 2015;