Theo quy định của pháp luật hiện hành, mua xe trả góp hay còn gọi là hình thức mua xe trả chậm, trả dần. Theo đó, khi mua xe trả góp thì người mua và người bán cùng thỏa thuận với nhau về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Vậy mẫu hợp đồng mua bán xe máy, ô tô trả góp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng mua bán xe máy trả góp mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE MÁY TRẢ GÓP
Số: …/HĐMB
Hôm nay, ngày… tháng …năm 20…, tại……Chúng tôi gồm:
Bên A:
-Tên cửa hàng:…
-Địa chỉ:…
-Do :… làm đại diện
Bên B:
-Họ và Tên:…
-Số CMND/CCCD:…Ngày cấp:…Nơi cấp:…
-Địa chỉ thường trú:…
-Chỗ ở hiện tại:…
Điều 1: Thông tin xe mua bán
Bên A đồng ý bán trả góp cho Bên B xe gắn máy với thông tin như sau:
Xe:…
Số khung:…
Số máy:……
Với giá:…đồng (bằng chữ……
Điều 2: Phương thức thanh toán
Bên B trả trước cho Bên A số tiền là: …đồng (bằng chữ…) vào ngày nhận xe, số tiền còn lại là: … đồng (bằng chữ…) Bên B sẽ thanh toán trong …. tháng, mỗi tháng trả là: …đồng, vào ngày …mỗi tháng. Nếu Bên B thanh toán chậm sẽ bị phạt theo lãi suất trả chậm hàng tháng là (…%/ngày).
Điều 3: Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp xảy ra sẽ được hai bên hoà giải, thương lượng, nếu không hoà giải được sẽ do Toà án địa phương giải quyết mọi tranh chấp. Hợp đồng làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A (ký và ghi họ tên) | BÊN B (ký và ghi họ tên) |
2. Mẫu hợp đồng mua bán ô tô trả góp mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ TRẢ GÓP
Số: ……………/HĐMB
Hôm nay, ngày… tháng …năm 20…, tại…Chúng tôi gồm:
Bên A:
-Tên cửa hàng:…
-Địa chỉ:…
-Do :… làm đại diện
Bên B:
-Họ và Tên:…
-Số CMND/CCCD:……Ngày cấp:…Nơi cấp:…
-Địa chỉ thường trú:…
-Chỗ ở hiện tại:…
Điều 1: Thông tin xe mua bán
Bên A đồng ý bán trả góp cho Bên B xe ô tô với thông tin như sau:
Xe:…
Nhãn hiệu: ……
Số loại: …
Loại xe: …
Màu Sơn: …
Số máy: …
Số khung: …
Số chỗ ngồi: …
Đăng ký xe có giá trị đến ngày: …
Với giá:…đồng (bằng chữ…)
Điều 2: Phương thức thanh toán
Bên B trả trước cho Bên A số tiền là: …đồng (bằng chữ……) vào ngày nhận xe, số tiền còn lại là: … đồng (bằng chữ…) Bên B sẽ thanh toán trong …. tháng, mỗi tháng trả là: …đồng, vào ngày … mỗi tháng. Nếu Bên B thanh toán chậm sẽ bị phạt theo lãi suất trả chậm hàng tháng là (…%/ngày).
Điều 3: Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp xảy ra sẽ được hai bên hoà giải, thương lượng, nếu không hoà giải được sẽ do Toà án địa phương giải quyết mọi tranh chấp. Hợp đồng làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A (ký và ghi họ tên) | BÊN B (ký và ghi họ tên) |
3. Quy định pháp luật về mua xe trả góp:
3.1. Mua xe trả góp là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mua xe trả góp hay còn gọi là hình thức mua xe trả chậm, trả dần. Theo đó, khi mua xe trả góp thì người mua và người bán cùng thỏa thuận với nhau về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Quyền của bên bán đối với việc sở hữu tài sản bán cho bên mua được bảo lưu cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Tóm lại, ta có thể hiểu rằng mua trả góp xe chính là hình thức các bên thỏa thuận, bên mua được nhận xe trả góp và được phép trả dần tiền trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên bán vẫn có quyền sở hữu với chiếc xe cho đến khi bên mua trả đủ tiền.
Bên cạnh đó, pháp luật dân sự cũng có quy định rằng khi mua xe trả góp thì phải lập hợp đồng mua bán xe trả góp bằng văn bản. . Nội dung hợp đồng trả góp phải đề cập đến những nội dung chính như sau: bên mua có quyền sử dụng chiếc xe trả góp; bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng chiếc xe trả góp.Và bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên thực tế, việc mua xe trả góp thông thường là do người mua tự liên hệ ngân hàng hoặc bên bán xe liên hệ với ngân hàng hộ cho bên mua xe nếu có yêu cầu. Sau đó ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với người mua xe. Theo đó, khi duyệt hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì người mua xe sẽ được ngân hàng cho vay một khoản tiền tương đương với 70% giá trị của xe. Số tiền vay mua xe trả góp sẽ được trả lãi trong thời hạn tối đa là dưới 5 năm và lãi suất tuỳ theo từng ngân hàng và tuỳ theo từng thời điểm.
Tuy nhiên, việc mua xe trả góp cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định, theo đó để được vay trả góp người mua cần có các điều kiện sau: Có tài sản thế chấp hoặc thế chấp bằng chiếc xe; Chứng minh được khả năng tài chính để trả nợ như chứng minh thu nhập như là
3.2. Trình tự, thủ tục mua xe trả góp:
Để mua xe trả góp thì bạn cần thực hiện theo trình tự các bước như sau;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi
– Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân;
– Giấy chứng nhận độc thân; đăng ký kết hôn.
– Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập như:
Bước 2: Chọn chiếc xe muốn mua
Bước 3: Chọn ngân hàng hoặc Công ty tài chính uy tín để vay vốn mua xe trả góp Tại bước này thì người có nhu cầu mua xe trả góp nên gặp nhân viên tín dụng để biết về các gói vay và lựa chọn hình thức vay, gói vay.
Bước 4: Gửi hồ sơ mua xe trả góp đến ngân hàng đển thẩm định
Sau khi nhận được hồ sơ, ngân hàng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì được ngân hàng duyệt cho vay, khi đó ngân hàng sẽ thông báo bảo lãnh khoản vay và bạn nộp bảo lãnh và 1 khoản tiền đối ứng cho đại lý bán xe. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay và trả lời bằng văn bản.
Bước 5: Đi đăng ký xe
Bước 6: Ký Hợp đồng vay với ngân hàng
Khi đã nhận được biển số xe và bản gốc giấy đăng ký xe, bạn phải đến ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn bản sao giấy đăng ký xe và chuyển tiền cho đại lý bán xe.
3.3. Đóng tiền mua xe trả góp bị quá hạn thì xử lý như thế nào?
Liên quan đến vấn đề mua xe trả góp nhưng quá thời hạn tra tiền mà người mua không thanh toán được thì ta căn cứ theo quy định tại điều 357 Bộ luật dân sự 2015 . Theo quy định này ta có thể xác định được nghĩa vụ trả nợ của bên mua xe trả góp như sau:
Nếu bên mua xe trả góp chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Tóm lại, từ quy định trên thì trong trường hợp mua xe trả góp nhưng khi bạn chậm trả tiền cho ngân hàng thì bạn phải trả lãi cho những khoản chậm trả đó. Mức lãi suất sẽ căn cứ theo hợp đồng. Bên ngân hàng sẽ không thu hồi xe của bạn. Do đó, để tránh các khoản tiền lãi hoặc khoản phạt quá cao, bạn nên thanh toán sớm cho ngân hàng.
3.4. Mua xe trả góp có bị giữ giấy tờ gốc của xe không?
Theo quy định của pháp luật dân sự thì trong trường hợp mua xe trả góp thì ngân hàng, công ty tài chính sẽ giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.
Mà theo quy định liên quan đến việc di chuyển, tham gia giao thông đường bộ thì khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người điều khiển xe được phép sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.
Như vậy, trong trường hợp mua xe trả góp mà bị ngân hàng, tổ chức tín dụng giữ giấy tờ gốc của xe thì chủ sở hữu xe có thể sử dụng bản sao Giấy chứng thực đăng ký phương tiện giao thông và bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng để xuất trình trong các trường hợp cần thiết.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mua xe trả góp hay còn gọi là hình thức mua xe trả chậm, trả dần. Theo đó, khi mua xe trả góp thì người mua và người bán cùng thỏa thuận với nhau về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Vậy mẫu hợp đồng mua bán xe máy, ô tô trả góp như thế nào?