Gần đây, Luật Dương Gia nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến cách viết hợp đồng mua bán nhà ở. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu hợp đồng mua bán nhà ở dự án mới nhất năm 2024. Cùng Luật Dương Gia tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở dự án mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày…tháng…năm….
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở DỰ ÁN
– Căn cứ
– Căn cứ
một số nội dung của Luật Nhà ở và
phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;
– Các căn cứ khác: …..
Hai bên chúng tôi gồm:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG (GỌI TẮT LÀ BÊN A)
– Ông (bà): …..
(nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nếu bên chuyển nhượng là vợ chồng thì phải ghi tên cả 2 vợ chồng theo quy định; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và người đại diện theo pháp luật của tổ chức).
– Số CMTND: ….. do CA ….. cấp ngày …..
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …..
– Địa chỉ liên hệ: …..
– Số điện thoại liên hệ: …..
– Số tài Khoản (nếu có) ….. tại ngân hàng …..
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG (GỌI TẮT LÀ BÊN B)
– Ông (bà): …..
(nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nếu bên chuyển nhượng là vợ chồng thì phải ghi tên cả 2 vợ
chồng theo quy định; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và người đại diện theo pháp luật của tổ chức).
– Số CMTND: ….. do CA ….. cấp ngày …..
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …..
– Địa chỉ liên hệ: …..
– Số điện thoại liên hệ: …..
– Số tài Khoản (nếu có) …..tại ngân hàng …..
Hai bên chúng tôi nhất trí thỏa thuận các nội dung sau đây:
Điều 1: Bên A chuyển nhượng cho Bên B hợp đồng mua bán nhà ở với các nội dung như sau:
1. Tên, số hợp đồng, phụ lục hợp đồng, ngày ký (hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày… nếu
chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi) …..2. Bên bán nhà ở: Chủ đầu tư (Công ty …..
3. Loại nhà ở: ….., tại dự án: …..;
4. Địa chỉ nhà ở: …..
5. Biên bản bàn giao nhà ở (nếu có); …..
6. Giá bán. ….. đ (bằng chữ: ….. )
7. Số tiền Bên A đã thanh toán cho chủ đầu tư: …..
8. Trường hợp Bên A đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư và thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư thì cần ghi rõ số tiền Bên A đã thanh toán cho chủ đầu tư.
Điều 2: Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo
1. Hợp đồng mua bán nhà ở ký với công ty . …..
2. Các biên lai nộp tiền mua bán nhà ở với chủ đầu tư kèm theo hóa đơn VAT (nếu có).
3. Các giấy tờ khác: …..
4. Thời hạn bàn giao hồ sơ, giấy tờ quy định tại Điều này: …..
Điều 3: Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng hợp đồng
1. Giá chuyển nhượng hợp đồng là: …..đồng (bằng chữ: …..)
Giá chuyển nhượng này đã bao gồm:
– Khoản tiền mà Bên A đã thanh toán cho Chủ đầu tư theo hóa đơn (phiếu thu) là: ….. đồng (bằng chữ….. ), bằng …..% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư.
– Các Khoản tiền khác mà Bên A đã chi trả có liên quan đến nhà ở chuyển nhượng này (có hóa đơn, phiếu thu kèm theo): ……đồng (bằng chữ…..)
2. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền đồng Việt Nam (trả qua tài Khoản của bên A hoặc trả bằng tiền mặt …..)
3. Thời hạn thanh toán: …..
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của hai bên
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
a) Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền nhận chuyển nhượng hợp đồng quy định tại Điều 3 của văn bản này;
b) Cam kết chịu trách nhiệm về hợp đồng mua bán nhà ở quy định tại Điều 1 của văn bản này là không thuộc diện có tranh chấp, chưa chuyển nhượng cho người khác, không có thế chấp…..;
c) Bàn giao hồ sơ theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của văn bản chuyển nhượng hợp đồng và văn bản chuyển nhượng hợp đồng nếu chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi;
d) Cùng với Bên B làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng tại cơ quan công chứng và thực hiện việc xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng với Chủ đầu tư;
đ) Nộp thuế thu nhập, các nghĩa vụ tài chính khác mà pháp luật quy định thuộc trách nhiệm của Bên A phải nộp và cung cấp cho Bên B biên lai đã nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định;
e) Chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư kể từ ngày văn bản chuyển nhượng này được chủ đầu tư xác nhận;
g) Nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận; bồi thường thiệt hại cho Bên B nếu gây thiệt hại;
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
a) Thanh toán tiền nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho Bên A theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của văn bản chuyển nhượng hợp đồng này (có giấy biên nhận do 2 bên ký xác nhận);
b) Tiếp nhận hợp đồng mua bán nhà ở (và văn bản chuyển nhượng hợp đồng nếu chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi), các giấy tờ có liên quan đến nhà ở theo thỏa thuận;
c) Được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên A theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư và được coi như bên mua nhà ở kể từ ngày văn bản chuyển nhượng này được chủ đầu tư xác nhận;
d) Cùng với Bên A làm thủ tục xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng tại cơ quan công chứng và xác nhận tại chủ đầu tư vào văn bản này;
đ) Nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận; bồi thường thiệt hại cho Bên A gây thiệt hại;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (như Bên B nộp thuế thu nhập thay cho Bên A; phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại …..
Điều 5: Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có tranh chấp về các nội dung của văn bản này thì các bên bàn bạc, thương lượng giải quyết. Nếu không thương lượng được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Hiệu lực của văn bản chuyển nhượng hợp đồng
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời Điểm đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
a) Được ký đầy đủ bởi các bên;
b) Được công chứng hoặc chứng thực (nếu thuộc diện bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
c) Được chủ đầu tư xác nhận.
Văn bản này được lập thành 07 bản và có giá trị pháp lý như nhau; mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại cơ quan công chứng, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế và 03 bản lưu tại chủ đầu tư.
BÊN A (ký tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu) | BÊN B (ký tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu) |
Chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnVăn phòng (hoặc Phòng) công chứng hoặc UBND …..chứng nhận hoặc chứng thực: các Bên có tên trong văn bản chuyển nhượng này đã nhất trí thỏa thuận về việc Bên chuyển nhượng là ông (bà) (hoặc tổ chức) …..là người đã mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số……ngày….tháng….năm….ký với chủ đầu tư ….. (hoặc là Bên đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày….tháng….năm ….của ông (bà) hoặc tổ chức….. nếu là chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi) nay chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này cho Bên nhận chuyển nhượng là ông (bà) hoặc tổ chức …..Sau khi có chứng nhận này, hai Bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và đề nghị chủ đầu tư …..xác nhận vào văn bản chuyển nhượng này./.
….., ngày……tháng……năm……
Công chứng viên hoặc người chứng thực
(ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Xác nhận của chủ đầu tư…….. (ghi tên công ty bán nhà …..)
Công ty ….. xác nhận ông (bà) (hoặc tổ chức): ….. là người đã mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số ……ngày….tháng….năm….(hoặc là Bên đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày…… của ông (bà) hoặc tổ chức ….. nếu là chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi), nay công ty. …..xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở giữa ông (bà) hoặc tổ chức ….. và ông (bà) hoặc tổ chức ….. Kể từ ngày ký xác nhận này, công ty …..sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng là ông (bà) hoặc tổ chức ….. theo thông tin ghi trong văn bản chuyển nhượng hợp đồng này. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số …..đã ký với công ty./.
….., ngày….. tháng….. năm…
Đại diện Công ty
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Nhà ở thương mại có phải là trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp được phát triển nhà ở và trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án cụ thể như sau:
– Các trường hợp được phát triển nhà ở bao gồm:
+ Phát triển đối với nhà ở thương mại;
+ Phát triển đối với nhà ở xã hội;
+ Phát triển đối với nhà ở công vụ;
+ Phát triển đối với nhà ở để phục vụ tái định cư;
+ Phát triển đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
– Các trường hợp phát triển của nhà ở theo dự án bao gồm:
+ Phát triển nhà ở để thức hiện mục đích như: thuê, cho thuê mua, để bán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
+ Cải tạo hoặc xây dựng lại nhà chung cư, khu nhà ở cũ;
+ Phát triển đối với nhà ở để phục vụ tái định cư;
+ Phát triển đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Như vậy, dựa theo quy định nêu trên thì trường hợp phát triển nhà ở thương mại cũng được coi là một trong những trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án.
3. Điều kiện để được phép mua bán nhà ở thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 có định nghĩa về nhà ở thương mại đó là nhà ở được đầu tư xây dựng với mục để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện để được phép mua bán nhà ở thương mại được quy định gồm:
– Bên bán nhà ở thương mại cần phải có điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện cho việc giao dịch về nhà ở theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về dân sự.
+ Đối với trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì cần phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Nếu trường hợp là cá nhân thì cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.
+ Nếu trường hợp là tổ chức thì cần phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Bên mua thương mại là cá nhân thì cần phải có điều kiện sau đây:
+ Nếu trường hợp là cá nhân trong nước thì cần phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
+ Nếu trường hợp là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật Nhà ở 2014 và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
– Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
– Nếu trường hợp là tổ chức nước ngoài thì cần phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật Nhà ở 2014.
Nếu trường hợp tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì cần phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở 2014 sửa đổi bổ sung 2022;