Hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phát triển nhu cầu mua sắm và sử dụng của con người cũng được nâng cao hơn trước, chính vì vậy mà việc cá hình thức mua trả góp trả chậm và trả dần đã được hình thành đối với một số đối tượng như điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy gặt, chung cư, ô tô,.... Vậy mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần được hiểu như thế nào?
Hợp đồng dân sự sẽ được hình thành khi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho cá nhân, tổ chức khác. Dựa trên cơ sở quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng được nhận định là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Cũng dựa trên quy định tại
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy rằng thì hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần cũng được xác định bao gồm các nội dung như tác giả vừa nêu ra ở trên. Những nội dung trong hợp đồng này cũng được xác định có chung nội dung với các hợp đồng khác và phải chăng có khác là khác về đối tượng trong hợp đồng mua bán và các chủ thể được xác lập trong từng hợp đồng với mục đích khác nhau là khác nhau.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần được dùng vào mục đích sau đây:
Như đã nêu khái quát ở mục 1 thì trong nội dung mục hài này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến mục đích của việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần theo như quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần được lập ra với mục đích để xác lập quan hệ mua bán hàng hóa trả góp, trả dần của bên bán và bên thực hiện mua. Đồng thời thì hợp đồng này còn được sử dụng với mục đích để xác định đối tượng khách hàng này đã mua loại hàng hóa gì? số tiền mà khách hàng cần phải thực hiện trả góp trả dần khi mua hàng là bao nhiêu? Hay phần tiền mà khách hàng và thời gian mà khách hàng phải thực hiện trả góp đối với một sản phẩm là bao nhiêu?
Đồng thời hợp đồng này được lập ra với mục đích để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần này. Mà cụ thể là bên bán có quyền thu phần tiền trả góp trả dần của bên mua và có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng và giá thành của hàng hóa bán ra. Còn quyền của bên mua là được thực hiện việc mua hàng hóa đúng chất lượng và được đổi trả nêu lỗi hỏng là do nhà sản xuất và nghĩa vụ thanh toán phần tiền trả góp trả dần theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 thì trong hợp đồng phải thỏa thuận lập hợp đồng mua bán trả góp sẽ được doanh nghiệp muốn bán trả góp lập theo như quy định của pháp luật. Đồng thời thuật ngữ pháp lý của việc mua bán trả góp đó chính là: “Mua trả chậm, trả dần“.
Trên thực tế và cũng theo như quy định của pháp luật thì các bên trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua mà có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cũng giống như các loại hợp đồng khác thì hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong hợp đồng thì phần lãi suất thanh toán chậm sẽ được tính theo như quy định của pháp luật. Trong hoạt động mua bán trả góp thì các bên khi giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận về lãi suất chậm trả. tuy nhiên pháp luật cũng có quy định đối với những hợp đồng có thỏa thuận về lãi suất thì không được quá mức lãi suất theo quy định là 20%/năm/số tiền vay.
Bên được xác định là bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
2. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRẢ GÓP
Số: …. /HĐMB
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Thương mại 2005;
– Căn cứ theo nhu cầu của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại … Chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN BÁN):
– Tên công ty: ….
– Mã số thuế: ….
– Địa chỉ: ….
– Do Ông/Bà: …. làm đại diện
BÊN B (BÊN MUA):
– Tên: …
– Số CMND: ….Ngày cấp: … Nơi cấp: ….
– Địa chỉ thường trú: …..
– Chỗ ở hiện tại: ….
Điều 1: Bên A đồng ý bán trả góp cho Bên B… (tên hàng hóa):
– (Thông tin hàng hóa): tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, ….
Với giá: ….
Điều 2: Bên B trả trước cho Bên A số tiền là: … vào ngày nhận hàng, số tiền còn lại là: … Bên B sẽ thanh toán trong …. tháng, mỗi tháng trả là: …, vào ngày … mỗi tháng. Nếu Bên B thanh toán chậm sẽ bị phạt theo lãi suất trả chậm hàng tháng là …
Điều 3: Mọi tranh chấp, vi phạm hợp đồng xảy ra giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng phương thức hòa giải, thương lượng, nếu không hòa giải được sẽ do tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Hợp đồng làm thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
(ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên)
3. Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần:
Để một Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần đủ và đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cần phải đáp ứng đủ các nội dung chính sau đây:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Hầu hết trong các văn bản hành chính thông dụng, thì phần quốc hiệu là phần không thể thiếu của loại hình văn bản này.
– Chủ thể trong hợp đồng: Chủ thể ở đây được biết đến gồm 2 chủ thể chính cụ thể: Bên bán hàng hóa trả góp, trả dần và bên mua hàng hóa trả góp, trả dần
– Tên hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần: Ở phần tên này cần nêu rõ được nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần
– Căn cứ để đưa ra hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần: Thông thường, thủ tục hòa giải được áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2015; Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trả góp, trả dần thì có thêm Luật thương mại năm 2015
– Các thành phần thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần:
+ Bên bán hàng hóa trả góp, trả dần: Trong nội dung này cần nêu rõ được thông tin cá nhân cụ thể bao gồm: Họ tên, năm sinh, loại, số giấy tờ chứng thực cá nhân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, …
+ Bên mua hàng hóa trả góp, trả dần: Thông tin như Bên bán hàng hóa trả góp, trả dần.
– Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần
– Cuối cùng là chữ ký của bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, trả dần.
Cơ sở pháp lý: