Việc mua bán điện năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến. Tuy nhiên cơ chế về việc mua bán điện năng lượng mặt trời như thế nào? Hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, sử dụng tế bào quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện dựa trên cơ chế hiệu ứng quang điện trong vật lý. Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và mang lại nhiều giá trị cho con người. Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những không ảnh hưởng đến môi trường mà còn mang lại vô vàn các tác dụng lợi ích khác.
2. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời:
Chủ thể của hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời là bên mua điện và bên bán điện.
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư Số 16/2017/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời:
– Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền.
– Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới; tổ chức, cá nhân có dự án điện mặt trời trên mái nhà bán lượng điện dư cho Bên mua điện.
Đối tượng của hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời là nguồn điện năng lượng mặt trời. Bên bán điện sẽ cung cấp điện cho bên mua, bên mua sử dụng và trả tiền cho bên bán.
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, nguồn điện sản xuất từ năng lượng mặt trời là điện sạch về mặt sinh thái, trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời về cơ bản hệ thống này không phát sinh các loại khí thải độc hại vào khí quyển. Việc ký kết mua bán và sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời giúp bảo vệ môi trường, giảm chi phí hóa đơn tiền điện, là một giải pháp kinh tế hiệu quả. Ngoài ra hợp đồng là cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho bên bán và bên mua, là cơ sở pháp lý quy định phương thức cung cấp cũng như thanh toán, giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
3. Mẫu của hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm ……
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU CHO DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
GIỮA
…………………….(1)
với tư cách là “Bên bán điện” và
………………………..(2)
với tư cách là “Bên mua điện”
Hợp đồng số: …………………….
………., tháng … năm 20…(3)
Căn cứ:
– Bộ Luật dân sự 2015;
– Luật Điện lực năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
–
– Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định 13);
– Thông tư số …/2020/TT-BCT ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (Thông tư ….);
– Quyết định số … ngày … tháng … năm 20… của [tên đơn vị chủ đầu tư] phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình [tên dự án];
– Nhu cầu mua, bán điện của hai bên,
Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm ……, tại …………………….
Chúng tôi gồm:
Bên bán điện: (4)
Địa chỉ:______
Điện thoại: ______Fax:____
Mã số thuế: _____
Tài Khoản: _______Ngân hàng _____
Đại diện: ______
Chức vụ: ____ (Được sự ủy quyền của ___ theo văn bản ủy quyền số ______, ngày ______ tháng ______ năm _____)
(sau đây gọi là “Bên bán điện”); và
Bên mua điện:(4)______
Địa chỉ:____
Điện thoại: _____Fax:____
Mã số thuế: _______
Tài Khoản: ______Ngân hàng _____
Đại diện: ______
Chức vụ: ______ (Được sự ủy quyền của ____theo văn bản ủy quyền số _____, ngày ______ tháng ______ năm ______)
(sau đây gọi là “Bên mua điện”); và
Cùng nhau ký Hợp đồng mua bán điện để mua, bán điện được sản xuất từ Nhà máy điện mặt trời [Tên dự án], có tổng công suất lắp đặt là [Công suất dự án theo MW] do Bên bán điện đầu tư xây dựng và vận hành tại [Địa điểm xây dựng dự án] với những điều Khoản và điều kiện dưới đây:
Điều 1. Định nghĩa
Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
– Bên hoặc các Bên là Bên bán điện, Bên mua điện hoặc cả hai Bên hoặc đơn vị tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong Hợp đồng này.
– Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây tải điện của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện được thống nhất tại Phụ lục A của Hợp đồng này.
– Điểm giao nhận điện là điểm lắp đặt thiết bị đo đếm sản lượng điện.
– Điện năng mua bán là điện năng tính bằng kWh của nhà máy điện phát ra đã trừ đi lượng điện năng cần thiết cho tự dùng và tổn thất của các công trình điện thuộc Bên bán điện, được Bên bán điện đồng ý bán và giao cho Bên mua điện hàng năm, theo quy định trong Phụ lục C của Hợp đồng này.
– Hợp đồng là văn bản Hợp đồng này và các Phụ lục kèm theo.
– Lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng là lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 01 (một) tháng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc trước thời điểm gần nhất thời điểm thanh toán nêu tại thời điểm thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng.
– Năm hợp đồng là năm được tính theo năm dương lịch 12 (mười hai) tháng tính từ ngày đầu tiên của tháng 01 (một) và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 (mười hai) năm đó, trừ trường hợp đối với năm hợp đồng đầu tiên được tính bắt đầu từ ngày vận hành thương mại và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 (mười hai) của năm đó. Năm hợp đồng cuối cùng kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn Hợp đồng.
– Ngày đến hạn thanh toán là thời hạn được quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này.
– Ngày vận hành thương mại của dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời nối lưới là ngày toàn bộ hoặc một phần công trình điện mặt trời sẵn sàng bán điện cho Bên mua điện điện và thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Hoàn thành công tác nghiệm thu, các thử nghiệm ban đầu đối với toàn bộ hoặc một phần công trình theo quy định;
(ii) Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện (iii) Hai bên chốt chỉ số công tơ để bắt đầu thanh toán.
Thử nghiệm ban đầu gồm:
(x) Thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng;
(xx) Thử nghiệm kết nối AGC;
(xxx) Thử nghiệm tin cậy.
– Nhà máy điện mặt trời bao gồm tất cả các thiết bị phát điện, thiết bị bảo vệ, thiết bị đấu nối, các thiết bị phụ trợ có liên quan và đất sử dụng cho các công trình này của Bên bán điện.
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện là những quy định, tiêu chuẩn được áp dụng trong ngành điện do các tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc các quy định, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế, các nước trong vùng ban hành phù hợp với quy định pháp luật, khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị, có tính đến điều kiện vật tư, nguồn lực, nhiên liệu, kỹ thuật chấp nhận được đối với ngành điện Việt Nam tại thời điểm nhất định.
– Hệ thống đo đếm là hệ thống các thiết bị đo đếm (công tơ, máy biến dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường, các thiết bị phụ trợ và mạch điện nhị thứ liên kết các thiết bị này thành hệ thống) để xác định lượng điện năng qua vị trí đo đếm.
Vị trí đo đếm là vị trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó điện năng được đo đếm và xác định.
Quy định vận hành hệ thống điện quốc gia là các văn bản quy phạm pháp luật, Quy trình quy định các tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện, điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện, điều độ vận hành hệ thống điện, đo đếm điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện.
Trường hợp khẩn cấp là tình huống có thể gây gián đoạn dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng của Bên mua điện, bao gồm các Trường hợp có thể gây ra hỏng hóc lớn trong hệ thống điện quốc gia, có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng kỹ thuật của nhà máy điện.Bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục ngay được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 2. Giao nhận, mua bán điện và vận hành
…
Điều 3. Đấu nối, đo đếm
…
Điều 4. Lập hoá đơn và thanh toán
…
Điều 5. Sự kiện bất khả kháng
…
Điều 6. Thời hạn hợp đồng
Trừ khi được gia hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng theo các điều Khoản của hợp đồng, Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày đại diện có thẩm quyền của các Bên ký chính thức và chấm dứt sau 20 (hai mươi) năm kể từ Ngày vận hành thương mại. Sau khi chấm dứt hợp đồng, các nội dung của Hợp đồng này tiếp tục có hiệu lực trong một thời gian cần thiết để các bên thực hiện việc lập hoá đơn lần cuối, điều chỉnh hoá đơn, thanh toán, các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng này.
Các Bên có thể gia hạn thời hạn Hợp đồng này hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật tại thời điểm Hợp đồng này hết thời hạn nêu trên.
Điều 7. Vi phạm, bồi thường thiệt hại và chấm dứt thực hiện hợp đồng
…
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các Bên trong Hợp đồng này, thì Bên đưa ra tranh chấp phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản về nội dung tranh chấp và các yêu cầu trong thời hiệu quy định. Các bên sẽ thương lượng giải quyết tranh chấp trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên đưa ra tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thanh toán tiền điện được thực hiện trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày có thông báo của bên yêu cầu.
Cơ chế giải quyết tranh chấp này không áp dụng với những tranh chấp không phát sinh trực tiếp từ Hợp đồng này giữa một Bên trong Hợp đồng với các bên thứ ba.
2. Giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật
Trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc một trong các bên không tuân thủ kết quả đàm phán thì một hoặc các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại Thông tư số 40/2010/TT-BCT ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp khác do hai Bên thống nhất lựa chọn để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Ủy thác, chuyển nhượng và tái cơ cấu
…
Điều 10. Các thỏa thuận khác
…
Điều 11. Cam kết thực hiện
Hai Bên cam kết thực hiện Hợp đồng này như sau:
1. Mỗi Bên được thành lập hợp pháp để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
2. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng này của mỗi Bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các Bên không có hành vi pháp lý hoặc hành chính ngăn cản hoặc làm ảnh hưởng Bên kia thực hiện Hợp đồng này.
4.Việc ký kết và thực hiện của một Bên trong Hợp đồng này không vi phạm với bất kỳ điều Khoản nào của Hợp đồng khác hoặc là một phần văn bản của một Hợp đồng khác mà Bên đó là một bên tham gia.
Hợp đồng này và 6 Phụ lục kèm theo là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này được lập thành 10 (mười) bản có có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 04 (bốn) bản, các Bên có trách nhiệm gửi Hợp đồng mua bán điện tới Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo 01 (một) bản và tới Cục Điều tiết điện lực 01 (một) bản.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐIỆN
(Chức danh, đóng dấu và chữ ký, họ tên đầy đủ)
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐIỆN
(Chức danh, đóng dấu và chữ ký, họ tên đầy đủ)
(1)(2): Ghi tên của bên bán điện và bên mua điện;
(3): Ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
(4): Thông tin của bên bán và mua điện, ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, số tài Khoản, đại diện, chức vụ;
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;
– Thông tư Số 16/2017/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.