Ngày nay, nhu cầu mua bán đất của người dân ngày càng tăng cao dẫn đến thị trường bất động sản phát triển và có nhiều biến động. Hiện nay, có nhiều người có nhu cầu bán đất nhưng chỉ muốn bán một phần diện tích đất của mình nên dẫn đến câu hỏi là có được thực hiện mua bán đất chưa tách thửa không?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng mua bán đất chưa tách thửa mới và chuẩn nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Số:……./………
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
Căn cứ theo nguyện vọng của hai bên mua- bán.
Hôm nay, vào ngày….…tháng…….năm 20……., tại…..Chúng tôi gồm có:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi là Bên A):
Ông/ Bà:………
Sinh ngày…………
Căn cước công dân:……….Ngày cấp………. Nơi cấp……….
Hộ khẩu thường trú:……….
Địa chỉ liên hệ: ………….
Cùng vợ/ chồng là bà/ ông:………Sinh ngày…………
Căn cước công dân:……….Ngày cấp……..Nơi cấp………….
Hộ khẩu thường trú: …………
Địa chỉ liên hệ:…………
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi là Bên B):
Ông/ Bà:……….
Sinh ngày…………..
Căn cước công dân:………..Ngày cấp……….Nơi cấp…………
Hộ khẩu thường trú:…………
Địa chỉ liên hệ: ………..
Cùng vợ/ chồng là bà/ ông:………Sinh ngày………
Căn cước công dân:………..Ngày cấp………Nơi cấp………
Hộ khẩu thường trú: …………
Địa chỉ liên hệ:……..
Bên A và bên B cùng nhau tự nguyện giao kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các điều khoản cụ thể sau đây:
Điều 1: Thửa đất chuyển nhượng
1. Về nguồn gốc sử dụng thửa đất:
Bên A là chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất số………tờ bản đồ số…………, tại địa chỉ:………. được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số………..mã số………số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:……… , số quyết định do Uỷ ban nhân dân……… cấp ngày……….
Đặc điểm thửa đất được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.
2. Bằng Hợp đồng này Bên A đồng ý bán đứt cho Bên B quyền sử dụng một phần thửa đất nêu trên. Phần thửa đất đem chuyển dịch theo Hợp đồng này được Văn phòng đăng ký đất và nhà – Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xác định trong Công văn số……. ngày …………/20………., cụ thể như sau:
Diện tích đất sử dụng riêng:……….m2
Loại đất (Đất ở tại đô thị/ nông thôn):……….
Thời hạn sử dụng: …………
Vị trí phần thửa đất chuyển dịch theo Hợp đồng này được giới hạn bởi các điểm theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số…….. được lập ngày…………..
Phần thửa đất được chuyển dịch theo Hợp đồng này sẽ được nhập vào thửa đất số………..tờ bản đồ số………..tại………….
3. Bên B đồng ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một phần thửa đất nêu trên với những điều kiện nêu tại Điều 2, Điều 3 dưới đây.
Điều 2: Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai bên thoả thuận là:………..( triệu đồng).
Phương thức thanh toán: Bên B sẽ thanh toán hết toàn bộ số tiền nêu trên cho Bên A sau khi hai bên ký Hợp đồng này bằng tiền mặt.
Việc thanh toán số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, ngoài sự chứng kiến của Công chứng viên công chứng hợp đồng này.
Điều 3: Chuyển giao quyền sử dụng đất và giấy tờ liên quan đến đất
Bên A sẽ chuyển giao một phần thửa đất đúng như hiện trạng được nêu tại Điều 1 nêu trên cho Bên B cùng toàn bộ bản chính hồ sơ giấy tờ có liên quan đến thửa đất sau khi hai bên ký hợp đồng này. Việc giao thửa đất nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, ngoài sự chứng kiến của Công chứng viên công chứng hợp đồng này.
Điều 4: Đăng ký quyền sử dụng đất
Bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền; Bên A cũng có nghĩa vụ cùng với Bên B hoàn thành các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đó.
Quyền sử dụng đối với một phần thửa đất nêu tại Điều 1 được chuyển cho Bên B, kể từ thời điểm Bên B thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 5: Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí
Thuế và lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm nộp (Trừ thuế thu nhập cá nhân).
Điều 6: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai Bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Cam đoan của các bên
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.
Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
– Thửa đất không có xảy ra tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Điều 8: Điều khoản cuối cùng
Bản hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký vào hợp đồng và được công chứng. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được hai Bên lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và chỉ được thực hiện khi Bên B chưa đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này.
Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai Bên đã tự đọc lại, nghe Công chứng viên đọc lại Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký (điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải) vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG ( BÊN A)
| BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ( BÊN B) |
2. Đất chưa tách thửa là gì?
Tách thửa là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân chia quyền sử dụng đất từ một người đứng tên trên sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Như vậy, đất tách thửa là đất được tách từ một diện tích đất lớn thành nhiều mảnh đất nhỏ cho nhiều người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên biệt.
Tuy nhiên việc tách thửa đất phải đảm bảo điều kiện để tách thửa. Diện tích tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định của từng địa phương.
3. Điều kiện để thực hiện bán đất chưa tách thửa:
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện mua bán, chuyển nhượng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất theo quy định pháp luật;
– Đất mua bán không được nằm trong diện tranh chấp đất đai;
– Đất không nằm trong diện kê biên tài sản để thi hành án;
– Đất tách thửa phải đảm bảo được diện tích sau khi tách thửa và kích thích của các cạnh phải đạt mức tối thiểu theo quy định pháp luật.
4. Thủ tục mua bán đất chưa tách thửa:
Khi mua bán đất chưa tách thửa, hai bên lập hợp đồng mua bán và làm thủ tục tách thửa, sau khi làm xong thủ tục tách thửa thì sẽ làm thủ tục sang tên để hoàn tất quá trình mua bán. Cụ thể như sau:
4.1. Thủ tục tách thửa:
Pháp luật hiện hành đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tách thửa đất tại Điều 75
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Người có yêu cầu tách thửa (bên bán) cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hồ sơ tách thửa sẽ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin tách thửa;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
– Hợp đồng mua bán đất chưa tách thửa đã có thoả thuận chia.
Sau khi người bán hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thì sẽ đem hồ sơ nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ và kiểm tra, xem xét hồ sơ:
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận hồ sơ từ phía người bán và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
– Sau khi hoàn tất đo đạc địa chính và có kết quả sẽ tiến hành lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã/ phường.
Bước 3: Trả kết quả cho người nộp hồ sơ:
Sau khi hoàn tất ở bước 2, cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
4.2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Sau khi hoàn tất tách thửa, người bán và người mua chuyển qua thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật để hoàn tất việc mua bán. Cụ thể quá trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Thứ nhất, hồ sơ cần chuẩn bị:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động ( bên mua hoặc bên bán ký đơn theo thoả thuận);
– Hợp đồng mua bán đất có công chứng;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ;
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng; Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của các bên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì sẽ đem hồ sơ nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
– Sau khi hoàn tất đo đạc địa chính và có kết quả sẽ tiến hành lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 3: Trả kết quả:
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.