Việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được các bên ký kết bằng hợp đồng, vậy hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được các bên quy định như thế nào, nội dung và hình thức ra sao.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Khoản 14 Điều 6
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu.
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Với nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng, thông qua việc hai bên ký kết với nhau hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, hợp đồng này đã đáp ứng được nhu cầu của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng là kết quả của sự tự do thỏa thuận, tự nguyện về ý chí của hai bên.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên theo thỏa thuận, đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên này sẽ đảm bảo được quyền của bên còn lại và ngược lại.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là cư sở pháp lý ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra theo thỏa thuận trước đó của hai bên.
2. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ……………………/HĐCNNH
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm …… Tại ……. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A): …
– Họ và tên/Tên tổ chức: …
– Trụ sở chính: ……
– Điện thoại: …
– Mã số thuế:……
– Tài khoản số: ……
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……
– Đại diện là: …
– Chức vụ: ……
– Theo
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thỏa thuận ủy quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
– Họ và tên/Tên tổ chức: ……….
– Điện thoại: ……
– Mã số thuế: ……
– Tài khoản số: ……
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……
– Đại diện là: …
– Chức vụ: ……
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ……
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT | Tên đối tượng | Số GCN | Ngày cấp | Nhóm sản phẩm |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 |
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng Tòan bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.
1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận Tòan bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).
(hoặc là khoản phí cụ thể là ……)
Phương thức thanh toán: ……
Địa điểm thanh toán: ……..
Thời hạn thanh toán: ……
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
– Cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
– Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
– Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng
4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
– Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hòa giải thương lượng. Nếu việc hòa giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu
…
Điều 8: Thẩm quyền ký kết
Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng ghi rõ tên, trụ sở chính, điện thoại, mã số thuế, số tài khoản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số, người đại diện, chức vụ,
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng:
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng. Ghi rõ tên đối tượng chuyển nhượng, số giấy chứng nhận, ngày cấp, nhóm sản phẩm;
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên;
Điều 3: Phi chuyển nhượng cụ thể theo thỏa thuận, phương thức, địa điểm, thời hạn thanh toán cần được ghi rõ;
4. Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu:
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Căn cứ pháp lý của hợp đồng dựa vào nội dung của hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào;
– Chủ thể hợp đồng: bao gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, đây là nội dung quan trọng và bắt buộc của hợp đồng;
– Căn cứ chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên;
– Phạm vi chuyển nhượng;
– Phi chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Điều khoản sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng;
– Hiệu lực hợp đồng;
– Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp;
– Thẩm quyền ký kết.
5. Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu:
Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu
– Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu
Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đòng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bước 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho Luật Việt An;
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau:
Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đang ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.
Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Cơ sở pháp lý:
–