Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước là gì? Mẫu hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước? Điều kiện để mua bán nhà thuộc sở hữu nhà nước? Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Nhà nước ta từ trước đến nay luôn có những chính sách hỗ trợ những người có công với cách mạng, người khuyết tật, người già cô đơn, các đối tượng đặc biệt khó khăn hay các đối tượng học sinh sinh viên, các hộ gia đình tái định cư.
Đối với những trường hợp này, sẽ được hỗ trợ trong việc thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cũ. Những quy định này chưa được người dân biết đến một cách phổ biến, đặc biệt là về thủ tục liên quan đến hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật nhà ở 2014;
– Điều 26 Nghị định 34/2013 NĐ-CP quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước là gì?
Theo Điều 80 Luật nhà ở 2014 thì các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
“1. Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
3. Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các đặc điểm và nội dung?
4. Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.”
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định: ” Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Theo đó Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán là cơ quan nhà nước, theo đó cơ quan nhà nước tức bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho cơ quan nhà nước.
2. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
……………., ngày tháng năm 2021
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (1)
Số……../HĐ
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy viết tay và công chứng mới nhất năm 2022
…….., ngày…….. tháng …….. năm………
Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của ông (bà)…….. đền ngày………/………/……
Căn cứ Quyết định số (2)…………..
Căn cứ (3)……………..
Hai bên chúng tôi gồm:
BÊN BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (sau đây gọi tắt là Bên bán):
– Tên cơ quan: …..
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
– Địa chỉ cơ quan. …..
– Do ông (bà):……… chức vụ:……….
– Điện thoại:………Fax:………
– Tài khoản: ………. tại Ngân hàng:……..
BÊN MUA NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (sau đây gọi tắt là Bên mua):
– Ông (bà):…………. là đại diện cho các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (căn hộ) số ….. ký ngày……../………/……..
Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):………cấp ngày……/……/……, tại …….
– Và vợ hoặc chồng (nếu có) là:……
Xem thêm: Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):……….cấp ngày……/……/……, tại ….
– Hộ khẩu thường trú:…….
– Điện thoại:……….
– Địa chỉ liên hệ: ….
Hai bên chúng tôi thống nhất ký hết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt với các nội dung sau:
Điều 1. Đặc điểm chính của nhà ở bán:
1. Địa chỉ nhà ở mua bán:……..
2. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự………)………
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng, đơn giản mới nhất 2022
3. Cấp (hạng) nhà ở:…… vị trí nhà ở……
4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là:…….
5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là………….m2, trong đó diện tích nhà chính là…………. m2;
diện tích nhà phụ là……… m2.
6. Diện tích đất là:…… m2, trong đó sử dụng chung là……. m2, sử dụng riêng là:…….. m2.
7. Diện tích nằm ngoài hợp đồng thuê nhà ở (nếu có):……. m2
(Kèm theo hợp đồng mua bán nhà ở này là bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở mua bán)
Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán
Xem thêm: Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyển quyền sử dụng đất), trong đó:
a) Tiền nhà ở là:……. Việt Nam đồng
(Bằng chữ:…..).
b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là ……Việt Nam đồng.
(Bằng chữ……..)
Tổng cộng: a + b = …….Việt Nam đồng (I)
(Bằng chữ……….)
2. Số tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, giảm là:
Xem thêm: Quy định bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
a) Tiền nhà ở là:………..Việt Nam đồng
(Bằng chữ …….)
b) Tiền sử dụng đất là:…………Việt Nam đồng
(Bằng chữ ……)
Tổng cộng: a + b = ……. Việt Nam đồng (II)
(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại (4) ……
Miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng quy định tại (5)…
3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I – II)là:………… Việt Nam đồng;
Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
(Bằng chữ ……)
Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển vào tài khoản Bên bán) :……… (6)
4. Thời hạn thanh toán:
a) Bên mua có trách nhiệm trả tiền một lần ngay sau khi ký hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước sau khi ký hợp đồng này;
b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa điểm ghi tại Phiếu báo thanh toánnày.
Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở và chuyển quyền sở hữu nhà ở
Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày…………. tháng………. năm………………
Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Bên mua.
Xem thêm: Quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán
1. Quyền của Bên bán:
a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;
b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;
c) Yêu cầu Bên mua bảo quản nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;
d) Chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá …………….. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận….
2. Nghĩa vụ của Bên bán:
Xem thêm: Thỏa thuận sở hữu chung xe ô tô? Cách làm hợp đồng mua chung ô tô?
a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;
b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;
c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Bên mua;
d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà ở chung cư, nhà ở biệt thự;
đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng này;
e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua
1. Quyền của Bên mua:
Xem thêm: Hồ sơ cần thiết khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán đất
a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận…
Nghĩa vụ của Bên mua:
a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;
b) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;
c) Các bên thỏa thuận lý do chính đáng Bên mua được chậm thanh toán theo thỏa thuận;
d) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;
Xem thêm: Tài sản nhà nước là gì? Những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước?
đ) Trường hợp quá……. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại hợp đồng mua bán nhà ở mới;
e) Nộp chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác trong việc sử dụng nhà ở cho bên cung cấp dịch vụ sau khi mua bán nhà ở;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…
Điều 6. Điều khoản thi hành
Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này có…. trang, có giá trị kể từ ngày…….. và được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản chuyển cho cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế/.
BÊN MUA NHÀ Ở
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN BÁN NHÀ Ở
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
(1) Mẫu hợp đồng này được ban hành kèm Thông tư số 14/2013/TT-BXD ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Bộ Xây Dựng;
(2) Ghi Quyết định bán nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Ghi các giấy tờ liên quan (như giấy tờ miễn, giảm tiền mua nhà ở….);
(4) Ghi rõ căn cứ áp dụng giảm tiền nhà;
(5) Ghi rõ căn cứ áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất;
(6) Ghi địa chỉ nộp tiền tại kho bạc;
Xem thêm: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
4. Điều kiện để mua bán nhà thuộc sở hữu nhà nước:
Điều 25 Nghị định 34/2013NĐ-CP Quy định về đối tượng được mua và điều kiện nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán như sau:
1. Đối với nhà ở cũ thuộc diện được bán thì đối tượng được mua và điều kiện bán nhà ở được quy định như sau:
a) Người mua phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị mua nhà ở và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện;
b) Nếu nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này;
c) Trường hợp bán nhà có nguồn gốc không phải là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 thì nhà ở này phải bảo đảm các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên mà Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng hoặc thuộc diện phải di dời đến địa điểm khác theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nhà ở này không thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng công trình khác thì Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang quản lý nhà ở đó phải báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện việc quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước hoặc bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang do các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý mà có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, quyết định chính sách, cơ chế bán đối với loại nhà ở này.”
Như vậy, cả đối tượng mua nhà và nhà thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng được các quy định trên thì mới đủ điều kiện để có thể mua và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Xem thêm: Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản
5. Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Điều 26 Nghị định 34/2013NĐ-CP quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: ” Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.”
Cụ thể các cơ quan sau sẽ là cơ quan đại diện chủ sở hữu và chịu trách nhiệm việc bán nhà:
“a) Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ của Chính phủ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư xây dựng) và nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này;
c) Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ đang được giao quản lý, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đó đang quản lý.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đại diện chủ sở hữu đối với các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.”
Xem thêm: Phân tích và so sánh giữa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trong nước