Mẫu hợp đồng môi giới thương mại bằng tiếng Anh, song ngữ. Các vấn đề liên quan đến môi giới thương mại. Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại.
Môi giới thương mại là hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Có rất nhiều vướng mắc liên quan đến việc giao kết
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng môi giới thương mại bằng tiếng Anh, song ngữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/ SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/ Independence – Freedom – Happiness
—ooOoo—
HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
COMMERCIAL BROKERAGE CONTRACT
Hôm nay, ngày … tháng … năm ……, tại …….., Chúng tôi gồm:
Today, dated …… , at………, we are:
I – BÊN MÔI GIỚI (Sau đây gọi tắt là Bên A)
I – BROKER (Hereinafter referred to as Party A)
Đại diện (Representative) : ………
Chức vụ (Position) : ………
Địa chỉ (Add) : ………
Điện thoại (Tel.) : ………
Fax : ………
Mã số thuế (Tax code) : ………
II – BÊN ĐƯỢC MÔI GIỚI (Sau đây gọi tắt là Bên B)
II – BROKER RECEIVER (Hereinafter referred to as Party B)
– Người đại diện (Representative): ………
– Chức vụ (Position): ………
– Địa chỉ (Add): ………
– Điện thoại (Tel.):………
– Mã số thuế (Tax code): ………
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Article 1: The contract contents
Bên A thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới thương mại trọn gói cho bên B như sau/ Party A supply to Party B Commercial brokerage Service Package follows:………
Điều 2: Phí dịch vụ và hình thức thanh toán
Article 2: Service Charge and Payment Method
………
Điều 3: Trách nhiệm mỗi bên
Article 3: Responsibility for each side
Quyền và trách nhiệm bên A/ Rights and responsibilities of parties A:
…….
Quyền và trách nhiệm bên B/ Rights and responsibilities of parties B:
……
Điều 4: Điều khoản chung
Article 4: Other terms
………
ĐẠI DIỆN BÊN A PARTY A | ĐẠI DIỆN BÊN B PARTY B |
2. Các vấn đề liên quan đến môi giới thương mại:
– Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên nhằm gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên được hưởng các lợi ích. Thực tế, có rất nhiều giao dịch cần đến sự trợ giúp của bên môi giới. Môi giới sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của các bên. Khi các bên có chung mục đích trong việc hướng tới một thỏa thuận bất kỳ, bên môi giới sẽ giới thiệu, giúp các bên gặp gỡ với nhau. Môi giới chính là bên trung gian, góp phần xác lập lên giao dịch, quan hệ thương mại giữa các bên. Chức năng chính của các đối tượng này là cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hợp tác kinh doanh…
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A, quê Quảng Ninh, do điều kiện khó khăn nên anh muốn bán đất tại Hạ Long. Anh A đã nhờ anh Nguyễn Văn K tìm người mua đất cho mình. Theo đó, khi tìm được người mua đất, anh A sẽ trả cho anh K 10% giá trị miếng đất bán được. Với vai trò là bên môi giới, anh A nhờ vào mối quan hệ của mình, tìm được người có nhu cầu mua là anh Phạm Văn M. Anh Nguyễn Văn K đã giới thiệu anh A và anh M, sắp xếp cho hai bên cuộc gặp gỡ. Hai bên đã thỏa thuận với nhau. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thiết lập. Với cương vị là bên môi giới trong giao dịch dân sự này, anh K đã được hưởng lợi ích về kinh tế.
– Môi giới thương mại là hoạt động thương mại mà bên môi giới (thường là một thương nhân làm trung gian) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
– Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới. Trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới thương mại. Bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân. Mục đích của bên môi giới thương mại là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thù lao được trả từ hoạt động môi giới. Về cơ bản, phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng ra bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới thuê máy bay, môi giới tàu biển, môi giới bất động sản…Tùy từng lĩnh vực sẽ được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan khác nhau.
– Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, giúp các bên có nhu cầu thực hiện được giao kết, đàm phán hàng hóa, dịch vụ. Môi giới thương mại là hoạt động đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Cụ thể như sau:
+ Đối với cá nhân thực hiện môi giới thương mại: Môi giới thương mại là
+ Đối với bên được môi giới: Môi giới thương mại giúp bên được môi giới tìm được đối tác hợp tác kinh doanh của mình. Thực tế, có rất nhiều trường hợp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không tìm được đối tác trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Vậy nên, họ sẽ tìm đến môi giới, nhờ những đối tượng môi giới tìm được đối tác cho chính mình. Thông qua hoạt động môi giới thương mại, bên được môi giới sẽ tìm được nhà đầu tư, đối tác để thực hiện các giao dịch thương mại. Từ đó, họ sẽ thu được lợi nhuận và thu về lợi ích cho chính mình.
Như vậy, môi giới thương mại đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Không chỉ vậy, nó giúp hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đạt được những thành quả nhất định, khi mà các đối tác có chung mục đích, nhu cầu gặp được nhau, bắt tay với nhau để thực hiện các dự án, giao dịch.
3. Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại:
– Môi giới thương mại thực chất là sự thỏa thuận, giao dịch của các bên. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần tìm đối tượng giao dịch, mua bán hàng hóa, tài sản sẽ tìm đến bên môi giới. Mà bên môi giới sẽ nhận được thù lao từ vấn đề này. Nhằm đảm bảo bên môi giới hoàn thành đúng và đủ nhiệm vụ của mình (tìm đối tượng đúng với mong muốn, nhu cầu của bên được môi giới), bên được môi giới thường hướng tới việc làm hợp đồng môi giới thương mại. Theo đó, trong hợp đồng môi giới thương mại cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Thông tin đầy đủ của bên môi giới và bên được môi giới.
+ Phí dịch vụ môi giới. Như đã phân tích ở trên, nhiệm vụ của môi giới thương mại chính là việc trao đổi nhiệm vụ với nhau: Bên môi giới sẽ tìm đối tác kinh doanh cho bên được môi giới. Bên được môi giới sẽ trả khoản phí (thù lao) nhất định (thường theo thỏa thuận) cho bên môi giới. Vậy nên, trong hợp đồng môi giới thương mại bắt buộc phải có quy định về phí dịch vụ và hình thức thanh toán. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bên được môi giới không thực hiện trách nhiệm chi trả khoản phí môi giới, thì bên môi giới có thể tiến hành khởi kiện ra pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây được xem là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng môi giới thương mại. Theo đó, khi giao kết hợp đồng, bên môi giới và bên được môi giới sẽ thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng (bên môi giới không tìm được đối tác cho bên được môi giới; bên được môi giới không thực hiện trách nhiệm trả phí cho bên môi giới) sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Biện pháp xử lý vi phạm quyền, lợi ích giữa các bên tham gia có thể được thể hiện rõ trong hợp đồng. Theo đó, khi phát sinh mâu thuẫn, sai phạm, kiện tụng ra tòa, sự thỏa thuận này sẽ là căn cứ pháp lý để Tòa án dựa vào, giải quyết vấn đề và đưa ra biện pháp xử lý với đối tượng vi phạm.
Như vậy, khi thực hiện giao kết một hợp đồng môi giới thương mại bất kỳ, các bên tham gia cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung nêu trên. Các nội dung trên không chỉ đảm bảo tính chặt chẽ về hình thức, khuôn mẫu của hợp đồng; mà nó còn đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên tham gia. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp giữa các bên, hợp đồng môi giới thương mại sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Hơn hết, nó giúp hoạt động môi giới thương mại đạt được lợi ích lớn nhất, đó là đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.