Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa tuy nhiên nhà nước vẫn rất chú trọng và đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Vậy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là những hoạt động kinh tế tự nguyện, cùng có lợi, nhưng ràng buộc chặt chẽ với nhau theo một thỏa thuận trước của các chủ thể sản xuất với chể biến và tiêu thụ nông sản, là một trong các hình thức phối hợp hoạt động giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, gắn với các hình thức tổ chức kinh doanh trong ngành nông sản, chiu c sự chi phối của các chế định thể chế nhằm đạt được mục tiêu của các hoạt động tham gia quá trình liên kết
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2018/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: “Hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.”
Theo Khoản 4 Nghị định 98/2018/NĐ-CP thì có các hình thức liên kết sau:
– Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa là sự hợp tác và thỏa thuận giữa các bên, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước. Hợp đồng thể hiện ý chí tự nguyện, tự do trong giao kết hợp đồng trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên, đảm bảo các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho bên còn lại và ngược lại.
Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa là cơ sở pháp lý ghi nhận cơ sở giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra.
2. Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ……
Số: ………/ 20 /HĐSXTT
Căn cứ:
– …..
Hôm nay, ngày……… tháng ……… năm 20…. tại ………., hai bên gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN …….
Địa chỉ:….
Điện thoại:…… Fax: …
Mã số thuế: …
Tài khoản: ……
Do ông/bà: ……
Chức vụ: …… làm đại diện.
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN…………..
Do ông/bà :… Chức vụ: ………………. làm đại diện.
CMND số:..…….ngày cấp ……………….nơi cấp……
Địa chỉ: …
Tài khoản: …
Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:…
Điều 1. Nội dung chính
1. Bên B đồng ý Hợp đồng sản xuất và bán (tiêu thụ) …………cho bên A:
– Thời gian sản xuất: từ ngày…… tháng ….. năm …….. đến ngày…. tháng ……. năm……….
– Diện tích: …… ha.
– Sản lượng dự kiến: …… tấn.
– Địa điểm: …….
2. Bên A bán (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B giống, vật tư phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tên sản phẩm | Diện tích sản xuất (ha) | Số lượng (tấn) | Đơn giá (đồng/tấn) | Thành tiền (đồng) |
1. | ||||
2. | ||||
Tổng cộng |
3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư)………. (tên giống hoặc vật tư)mà bên B tự mua phải là loại …..đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống …………., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B bán …..hàng hóa cho bên A:
– Số lượng tạm tính: …………
– Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm……do hai bên đã thỏa thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.
Điều 2. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp
1. Thời gian giao hàng
2. Địa điểm giao, nhận hàng
3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận
Điều 3. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng
1. Giống và vật tư nông nghiệp (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):
– Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động
– Phương thức thanh toán
– Thời hạn thanh toán
2. Sản phẩm hàng hóa
– Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được).
– Giá nông sản dự kiến (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá….)
– Phương thức và thời điểm thanh toán
3. Địa điểm giao hàng
– Ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hoá cho bên A
Điều 4. Trách nhiệm bên A
– Giới thiệu doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.
– Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)
– Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách – phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.
– Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).
– Cung cấp bao bì đựng ……… cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
– ……
Điều 5. Trách nhiệm bên B
– Bên B phải tuân thủ các qui trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
– Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.
– Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v….
– Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).
– ……
Điều 6. Xử lý vi phạm
1. Trường hợp bên A vi phạm Hợp đồng
Nếu bên A được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên A cho bên B.
2. Trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng
Nếu bên B được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên B cho bên A.
Điều 7. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.
2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay
Hợp đồng được lập thành ……. bản, mỗi bên giữ ….. bản có giá trị ngang nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
– Căn cứ pháp lý của hợp đồng: dựa vào những nội dung của hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào;
– Chủ thể hợp đồng: Bên A (doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân) và bên B (tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân) ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế, tài khoản, tên và chức vụ người đại diện;
– Điều 1: Nội dung chính sự thỏa thuận của hai bên, ghi rõ tên sản phẩm bên B sẽ sản xuất và bán cho bên A, thời gian sản xuất, diện tích sản xuất, sản lượng dự kiến; Ghi rõ tên sản phẩm vật tư mà bên A bán cho bên B để phục vụ sản xuất.
4. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa là gì?
Chủ thể của hợp đồng: là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Với hợp đồng hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, chủ thể của hợp đồng này mang tính đặc trưng, liên quan đến sản xuất của ngành nông nghiệp
Theo Khoản 2 Nghị định 98/2018/NĐ-CP, chủ thể của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa bao gồm:
– Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân).
– Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân).
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).
– Doanh nghiệp.
Đối tượng của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa là sự liên kết, hợp tác giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ về việc cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất, liên kết sơ chế….
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 98/2018/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.