Để hạn chế tối đa rủi ro, các bên sẽ ký hợp đồng ký quỹ theo quy định của pháp luật, hợp đồng ký quỹ được ký kết giữa các doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo quy định. Dưới đây là mẫu hợp đồng ký quỹ mới nhất và hướng dẫn cách soạn thảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng ký quỹ mới nhất:
CỘNG HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG KÝ QUỸ
Số: …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … Hai bên chúng tôi gồm có:
BÊN KÝ QUỸ (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A)
Họ và tên: …
Ngày sinh: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Số căn cước công dân: … Cấp ngày: … Cấp tại: …
BÊN NHẬN KÝ QUỸ (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B)
Mã số doanh nghiệp: … Do Phòng đăng kí kinh doanh: …
Cấp lần đầu ngày: …
Cấp lại lần … ngày: …
Trụ sở: …
Điện thoại: …
Người đại diện: … Chức vụ: …
Điện thoại: … E-mail: …
Theo
Bên tổ chức tín dụng: …
Mã số tổ chức tín dụng: … Do Phòng đăng kí kinh doanh: …
Cấp lần đầu ngày: … Cấp lại lần … ngày: …
Trụ sở: … Điện thoại: …
Người đại diện: … Chức vụ: …
Điện thoại: … E-mail: …
Đã thỏa thuận ký Hợp đồng ký quỹ như sau:
Điều 1. Tài sản và thời hạn ký quỹ
– Tài sản ký quỹ: …
– Lãi suất trả cho tài sản ký quỹ là: …
– Thời hạn ký quỹ: …
Điều 2. Nghĩa vụ được bảo đảm
– Bên ký quỹ đồng ý ký quỹ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận tại Điều 1 để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Bên nhận ký quỹ;
– Nghĩa vụ được bảo đảm là việc … giữa Bên ký quỹ và Bên nhận ký quỹ.
Điều 3. Quyển của Bên ký quỹ
– Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng chấm dứt việc cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản ký quỹ và hưởng lợi tức từ tài sản ký quỹ, nếu do sử dụng mà tài sản ký quỹ có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị;
– Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng trả lại tài sản ký quỹ, lãi suất và giấy tờ liên quan, nếu có, khi Bên ký quỹ không phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản ký quỹ;
– Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng bồi thường thiệt hại xảy ra đốì với tài sản ký quỹ.
Điều 4. Nghĩa vụ của Bên ký quỹ
– Giao tài sản ký quỹ cho Bên tổ chức tín dụng theo đúng thỏa thuận;
– Báo cho Bên nhận ký quỹ và Bên tổ chức tín dụng về quyền của ngưòi thứ ba đối với tài sản ký quỹ, nếu có; trường hợp không thông báo thì Bên nhận ký quỹ có quyền hủy hợp đồng này đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì Hợp đồng này và chấp nhận quyền của ngưòi thứ ba đối với tài sản ký quỹ.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận ký quỹ
– Được Bên tổ chức tín dụng thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên ký quỹ gây ra trong phạm vi số tiền ký quỹ, trong trường hợp Bên ký quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
– Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng thanh toán và bồi thường thiệt hại nếu Bên ký quỹ, Bên tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Điều 6. Quyền của Bên tổ chức tín dụng
– Được hưởng phí dịch vụ ký quỹ … đồng;
– Được tự động trích tiền từ tài khoản ký quỹ để thanh toán phí dịch vụ ký quỹ;
– Có quyền yêu cầu Bên nhận ký quỹ thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thưòng thiệt hại.
Điều 7. Nghĩa vụ của Bên tổ chức tín dụng
– Mồ tài khoản để quản lý tài sản ký quỹ và thanh toán tiền ký quỹ;
– Phải bảo quản, giữ gìn tài sản ký quỹ; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản ký quỹ thì phải bồi thường thiệt hại cho Bên ký quỹ trong trường hợp phải trả lại tài sản ký quỹ;
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưồng hoa lợi, lợi tức từ tài sản ký quỹ;
– Phải thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của Bên nhận ký quỹ và hoặc Bên ký quỹ theo điều kiện thỏa thuận tại khoản 8.3 Điều 8 của Hợp đồng này, trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ký quỹ;
– Xử lý tài sản ký quỹ theo thỏa thuận tại Điều 8 của Hợp đồng này;
– Phải hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho Bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ký quỹ và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của Bên nhận ký quỹ khi chấm dứt ký quỹ.
Điều 8. Cam đoan của các bên
– Bên ký quỹ cam đoan các thông tin về tài sản ký quỹ đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và tại thời điểm ký Hợp đồng này, tài sản ký quỹ nói trên;
– Hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Bên ký quỹ;
– Được ký quỹ theo quy định của pháp luật;
– Không có bất kỳ sự tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện nào về quyền sở hữu;
– Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính hoặc có bất kỳ quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền hạn chế quyền của chủ sở hữu;
– Không có bất kỳ cam kết nào về việc chuyển quyền sở hữu, quyền hưỗng dụng, góp vốn hoặc dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự nào khác dưối mọi hình thức.
Hợp đồng này được lập thành … bản. Mỗi bên giữ … bản.
BÊN KÝ QUỸ | BÊN NHẬN KÝ QUỸ |
(ký và ghi rõ họ tên) | (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng ký quỹ:
Hợp đồng ký quỹ là một dạng của hợp đồng bảo đảm. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư
– Khi có nhu cầu ký quỹ tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp và ngân hàng ký quỹ cần phải thực hiện hoạt động đó là giao kết hợp đồng ký quỹ theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng ký quỹ cần phải bao gồm những nội dung chính như sau: Tên và địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, tên địa chỉ và người đại diện hợp pháp của ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nhận ký quỹ, số tiền gửi ký quỹ được quy định trong hợp đồng, mục đích ký quỹ, lãi suất tiền gửi ký quỹ được quy định trong hợp đồng, hình thức trả tiền đối với tiền lãi ký quỹ, sử dụng tiền ký quỹ vào mục đích hợp tác, rút tiền, hình thức tất toán các khoản tiền, trách nhiệm của các bên có liên quan và nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hồ sơ phải thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nhận ký quỹ trên thực tế, sau đó các doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, có thể nộp bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ký quỹ đã được lập theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể nói, theo phân tích nêu trên thì hợp đồng ký quỹ được ký kết giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với các ngân hàng nhận ký quỹ sẽ phải bao gồm các nội dung cơ bản.
Quá trình soạn thảo hợp đồng ký quỹ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như sau: Tên và địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; tên và địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nhận ký quỹ, số tiền ký quỹ, mục đích sử dụng số tiền, lãi suất tiền gửi, hình thức chi trả, mục đích sử dụng, hình thức rút tiền, các khoản tiền tất toán, trách nhiệm của các bên, cam kết của các bên … và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Đối với thông tin của bên ký quỹ thì cần phải ghi đầy đủ các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ vào số giấy tờ tùy thân;
– Đối với bên nhận ký quỹ thì cần phải ghi đầy đủ mã số doanh nghiệp, tên chủ sở, điện thoại liên hệ, người đại diện và chức vụ, số điện thoại liên hệ của người đại diện, giấy tờ ủy quyền trong trường hợp thực hiện theo thủ tục ủy quyền;
– Đối với tài sản và thời hạn thì cần phải ghi rõ tên tài sản, lãi suất trả cho tài sản ba thời kỳ ký quỹ;
– Cần phải thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật, ghi rõ cam kết của các bên. Trong đó các bên cần phải cam kết về các thông tin liên quan đến tài sản ký quỹ là phải nêu đúng sự thật, tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ, thực hiện thủ tục ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật, cam kết nếu có tranh chấp hoặc giải quyết khiếu nại thì cần phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, các bên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình để không xâm phạm đến bên còn lại.
3. Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 29/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, có quy định cụ thể về vấn đề sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng ký quỹ. Cụ thể như sau:
– Khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp trên giấy xác nhận ký quỹ như tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư, thông tin của người đại diện theo pháp luật, số tiền, doanh nghiệp cần phải gửi văn bản để đề nghị đến ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện thủ tục điều chỉnh theo quy định của pháp luật, kèm theo đó là gửi các giấy tờ có liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh, cần phải gửi bản sao và kèm theo bản chính để thực hiện thủ tục đối chiếu. Doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của các thông tin cung cấp cho ngân hàng nhận ký quỹ;
– Nếu như các thông tin đề nghị điều chỉnh trong văn bản đề nghị của doanh nghiệp khớp so với các giấy tờ có liên quan đến thông tin yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh thì ngân hàng nhận ký quỹ sẽ cấp giấy xác nhận ký quỹ mới cho doanh nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định để thay thế cho giấy xác nhận ký quỹ cũ;
– Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi số vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ, thì ngân hàng nhận ký quỹ và các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ, hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau để ký kết hợp đồng ký quỹ mới, thực hiện theo hợp đồng ký quỹ mới đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 29/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.