Khi quan hệ được phát sinh, công ty và thực tập sinh sẽ ký kết với nhau Hợp đồng thực tập sinh. Do pháp luật chưa có quy định chi tiết hướng dẫn soạn thảo hợp đồng này dẫn đến nhiều người vẫn còn vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và soạn thảo hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thực tập sinh là gì?
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay, chưa có quy định nào điều chỉnh quan hệ giữa thực tập sinh và doanh nghiệp nhận thực tập sinh. Luật giáo dục đại học năm 2012 và Luật giáo dục năm 2019 quy định doanh nghiệp được tiếp nhận thực tập sinh đang học tại các trường đại học, cao đẳng và có nghĩa vụ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đây chỉ là việc doanh nghiệp giúp sinh viên thực hành các kiến thức lý thuyết trên thực tế mà không phải là đào tạo nghề, nên ở đây sẽ không cần phải tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo nghề hay hợp đồng lao động với thực tập sinh.
Bên thực tập sinh và bên doanh nghiệp sẽ ký kết với nhau hợp đồng thực tập sinh, theo đó hai bên sẽ thỏa thuận thời hạn nhận thực tập sinh. Luật giáo dục đại học năm 2012 và Luật giáo dục năm 2019 không có quy định về việc doanh nghiệp phải chi trả lương cho thực tập sinh.
Do vậy, trong hợp đồng thực tập sinh, hai bên có thể thỏa thuận và ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong thời gian sinh viên tham gia thực tập, bao gồm như: thời gian thực tập, công việc thực tập, các khoản trợ cấp. Doanh nghiệp không phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện…cho sinh viên thực tập.
Như vậy, hợp đồng thực tập sinh là sự thỏa thuận giữa bên nhận thực tập sinh và bên thực tập sinh về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình sinh viên được nhận thực tập.
– Hợp đồng thực tập sinh được ký kết giữa doanh nghiệp và thực tập sinh là cơ sở để quy định quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, trong đó sinh viên sẽ có trách nhiệm làm việc theo quy định của hợp đồng, đảm bảo thời gian thực tập, công việc thực tập… được giao.
– Hợp đồng là cơ sở để doanh nghiệp nhận thực tập sinh đảm bảo tạo điều kiện cho thực tập sinh nghiên cứu, học tập, nâng cao chất lượng đào tạo.
– Hợp đồng thực tập sinh thực chất là hợp đồng dân sự, được ký kết hợp pháp tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa bên nhận thực tập sinh và thực tập sinh được thực hiện đúng pháp luật.
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thực tập sinh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động và Hợp đồng thực tập sinh không phải là hợp đồng lao động nên nó được coi như hợp đồng dân sự. Khi một trong các bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ điều chỉnh vấn đề này.
Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự quy định như sau:
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có Thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và phải báo trước cho bên còn lại, trong trường hợp bên đơn phương chấm dứt nếu không thông báo và gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu một bên được xác định bên có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại, hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bên còn lại nhân được thông báo chấm dứt hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng thực tập sinh :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THỰC TẬP SINH
Số:……./HĐTTS
Hợp đồng thực tập sinh (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày…….tháng……. năm……. tại…….giữa các bên sau đây:
BÊN A: BÊN TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH
CÔNG TY……….
Đại diện: ……..
Chức vụ: ……..
Phòng/Ban: ………..
Địa chỉ: …………..
Mã số thuế: ………….
Số điện thoại: ………….Fax: …………
Email: ………..
BÊN B: BÊN THỰC TẬP SINH
ÔNG/BÀ…………..
Sinh ngày: …………
Số CMND/CCCD: …………..Cấp ngày: ………….Tại: ………
Địa chỉ thường trú: …………..
Nơi ở hiện tại: ……………
Số điện thoại: ……………Fax: …………..
Email: ………………
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Công ty tuyển dụng Ông/Bà……. vào vị trí thực tập sinh với thời gian và chế độ thực tập được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN THỰC TẬP
– Công ty tạo điều kiện cho Thực tập sinh được thực tập theo Hợp đồng trong thời hạn ……. tháng, kể từ ngày…. tháng…. năm ……..đến ngày…. tháng…. năm……….
– Thời gian thực tập là: ….ngày/tuần (từ thứ….đến thứ….)
+ Sáng từ: ….giờ đến ….giờ.
+ Chiều từ: ….giờ đến ….giờ.
Thời gian nghỉ trưa từ: ….giờ đến ….giờ.
ĐIỀU 3. CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
3.1 Chi phí trợ cấp:
– Thực tập sinh được trả trợ cấp trong quá trình thực tập là: …./tháng
– Trong trường hợp Thực tập sinh làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ngày làm việc bình thường. Cụ thế như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …. % mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
– Ngoài ra, Thực tập sinh được thanh toán các khoản phụ cấp khác sau đây:
+ Tiền xăng: ……./tháng.
+ Tiền giữ xe: …../tháng.
+ Tiền cơm trưa: …../tháng.
– Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thực tập sẽ được Công ty xem xét và hoàn trả lại cho Thực tập sinh
3.2 Phương thức thanh toán:
– Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Chủ tài khoản: ……
+ Ngân hàng: ….. Chi nhánh: ……
+ Nội dung: …….
3.3 Thời hạn thanh toán:
– Công ty thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh vào ngày……….hàng tháng.
ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THỰC TẬP SINH
4.1 Quyền lợi:
– Được Công ty hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian thực tập.
– Được quyền tham gia các khóa học ngoại khóa phục vụ cho quá trình thực tập do Công ty tổ chức.
– Được Công ty đóng dấu và ký xác nhận thực tập sau khi kết thúc thời gian thực tập.
– Được quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
– Được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ngày/tháng.
– Sau khi kết thúc thời gian thực tập, nếu Thực tập sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại Công ty thì sẽ được Công ty xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Thực tập sinh theo quy chế của Công ty.
4.2 Nghĩa vụ:
– Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và
– Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
– Bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
5.1 Quyền hạn:
– Yêu cầu Thực tập sinh thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Công ty giao cho Thực tập sinh thực hiện.
– Công ty có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Thực tập sinh vi phạm hợp đồng, nội quy, quy chế Công ty và theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Thực tập sinh bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
5.2 Nghĩa vụ:
– Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho Thực tập sinh được học tập và làm việc.
– Đóng dấu và ký xác nhận thực tập cho Thực tập sinh sau kết thúc hợp đồng thực tập sinh.
– Thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
– Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) một bản gốc.
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN A
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
– Bên B: Ghi rõ họ tên thực tập sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại, fax, email;– Bên A: Ghi rõ tên công ty nhận thực tập sinh, đại diện, chức vụ, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, fax, email;
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
– Điều 1: Tên thực tập sinh;
– Điều 2: Ghi rõ thời gian thực tập mà hai bên đã thỏa thuận;
– Điều 3: Ghi rõ chi phí trợ cấp đã thỏa thuận, trợ cấp làm thêm giờ, trợ cấp ngày lễ, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán.
Các thỏa thuận gi nhận trong hợp đồng không được trái với các quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Luật giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung 2018;
Luật giáo dục năm 2019;
Bộ Luật dân sự 2015.