Doanh nghiệp muốn gửi hàng hóa thì sẽ tìm đến những doanh nghiệp kinh doanh cung cấp dịch vụ kho bãi để tiến hàn gửi hàng khi cần thiết. Sau khi các bên thống nhất với nhau thì sẽ tiến hành soạn hợp đồng để đảm bảo cho quá trình thực hiện gửi và giữ hàng hóa.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng ký gửi hàng hóa ở kho bãi là gì?
Ký gửi là việc bên có tài sản chuyển quyền quản lý, định đoạt tạm thời đối với tài sản của mình cho bên nhận ký gửi thông qua hợp đồng.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi là sự thỏa thuận giữa bên có hàng hóa và bên cung cấp kho bãi, theo đó bên chủ sở hữu hàng hóa sẽ gửi hàng hóa vào kho bãi của bên cung cấp kho bãi.
Ngoài ra, Điều 559 và Điều 560,
“Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ
1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.
Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.”
2. Nội dung của hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi:
Nội dung chính của hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
– Đối tượng của hợp đồng.
– Giá cả và phương thức thanh toán
– Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp.
-Hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận của các bên về việc bên chủ sở hữu hàng hóa muốn gửi hàng hóa vào kho bãi của bên kinh doanh kho bãi.
Hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi là giấy tờ có tính pháp lý cao để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Ngoài ra hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi còn là căn cứ để
3. Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GỬI HÀNG VÀO KHO BÃI
Số……../HĐGG
Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự,
Hôm nay, ngày…… tháng…… năm…… tại địa điểm:
Chúng tôi gồm có:
1– Bên gửi tài sản (Bên A).
– Tên chủ hàng: …..
– Điện thoại số: …….
– Địa chỉ: ……
2– Bên giữ tài sản (Bên B).
– Tên chủ kho bãi: ………
– Điện thoại số: ……..
– Địa chỉ: …….
Hai bên sau khi bàn bạc cùng thống nhất nội dung hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Điều 1. Đối tượng gửi, giữ.
– Tên tài sản, hàng hóa: ……….
– Liệt kê số lượng, hoặc mô tả tình trạng vật đưa đi gửi giữ.
+ ……..
+ ………
+ ………
Điều 2. Giá cả và phương thức thanh toán.
– Giá cả: (theo quy định của Nhà nước, nếu không có thì hai bên tự thỏa thuận).
+ Loại hàng thứ nhất…. đồng/tháng.
+ Loại hàng thứ hai… đồng/tháng.
+ …
– Phương thức thanh toán: (trả bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, thời hạn trả…).
Điều 3. Nghĩa vụ của Bên A.
–
– Trả thù lao khi lấy lại vật gửi.
– Trả phí tổn lưu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gửi.
– Chịu phạt …% do chậm nhận lại tài sản đã gửi theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 4. Nghĩa vụ của Bên B (bên giữ tài sản).
– Bảo quản cẩn thận vật gửi giữ, không được sử dụng vật trong thời gian bảo quản.
– Chịu trách nhiệm rủi ro đối với vật gửi giữ, trừ các trường hợp bất khả kháng.
– Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng vật gửi giữ.
Điều 5. Giải quyết tranh chấp.
Hai bên cần chủ động
– Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì nộp đơn đến
Điều 6. Hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … đến ngày…
Hợp đồng này được lập thành … bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … Bản.
Đại diện Bên A
Ký tên
(Ghi rõ họ tên)
Đại diện Bên B
Ký tên
(Ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu cầu bên gửi hàng và bên giữ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cần thiết như tên của chủ hàng, tên chủ kho bãi; số điện thoại, địa chỉ. Các bên cam kết những thông tin mà mình cung cấp thì phải đúng sự thật, nếu sai khi các bên phải tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng: Bên chủ sở hữu hàng hóa sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến tên hàng hóa, số lượng, chất lượng của hàng hóa,… những thông tin về quy cách của hàng hóa sẽ được quy định ở phụ lục của hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi.
Điều 2. Giá cả và phương thức thanh toán:
Theo quy định tại Điều 561,
“1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Giá cả mà bên gửi hàng phải thanh toán cho bên giữ hàng cũng dựa vào số lượng loại hàng hóa cũng như yêu cầu của bên gửi hàng. Phương thức thanh toán có thể là thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng sẽ do các bên tự thỏa thuận.
Điều 3. Nghĩa vụ của bên gửi hàng sẽ dựa vào quy định tại điều 556, Bộ luật Dân sự 2015: Bên gửi hàng phải thông báo các đặc tính của vật gửi, nếu cần thiết; trả thù lao khi lấy lại vật gửi; trả phí tổn lưu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gửi. Đặc biệt bên gửi hàng còn phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm nhận lại hàng hóa đã gửi.
Điều 4. Nghĩa vụ của bên giữ hàng thì cũng sẽ dựa vào quy định tại Điều 557, Bộ luật dân sự 2015: Bảo quản cẩn thận vật gửi giữ, không được sử dụng vật trong thời gian bảo quản; Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng vật gửi giữ; Chịu trách nhiệm rủi ro đối với vật gửi giữ, trừ các trường hợp bất khả kháng.
Điều 5. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản ghi rõ nội dung thương lượng). Trong trường hợp không thể tự giải quyết thì phải đưa tranh chấp đó ra Tòa để giải quyết. mọi quyết định của Tòa án có tính bắt buộc thi hành đối với mỗi bên.
Điều 6. Hiệu lực của hợp đồng sẽ được các bên thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc vào thời điểm nào.
Sau khi thống nhất và đồng ý với những điều khoản được quy định trong hợp đồng ký gửi hàng hóa vào kho bãi thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.