Các trung tâm có đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm sẽ cung cấp dịch vụ và giúp tìm kiếm lao động. Và giữa hai bên sẽ ký với nhau bản hợp đồng giới thiệu việc làm để giải quyết vấn đề tuyển lao động. Vậy hợp đồng giới thiệu việc làm là gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng giới thiệu việc làm là gì?
Hợp đồng giới thiệu việc làm là sự thỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm và một bên có nhu cầu tuyển dụng. Hợp đồng được lập ra nhằm xác lập, ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Đây cũng là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như làm căn cứ để giải quyết những tranh chấp, mẫu thuận phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng cần có đầy đủ điều kiện được quy định tại
– Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.
– Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, được ký kết các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó.
– Một tổ chức có tư cách pháp lý phải có đủ các điều kiện sau đây: Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Khi tham gia ký kết hợp đồng dân sự, các bên phải tuân thủ nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Không bên nào ép buộc bên nào trong việc ký kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng giới thiệu việc làm:
Nội dung chính của hợp đồng giới thiệu việc làm bao gồm:
– Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
-Trách nhiệm của các bên
– Thời gian và phương thức giới thiệu việc làm
– Phương pháp giải quyết tranh chấp.
3. Mẫu hợp đồng giới thiệu việc làm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Số: ……./HĐGTVL
Hôm nay, ngày ……. tháng …. năm …….., Tại ………
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Tên Doanh nghiệp (hoặc cơ quan, tổ chức) có nhu cầu tuyển dụng lao động:
– Đại diện là Ông/Bà: ………
– Chức vụ: ………
– Địa chỉ: ………
– Điện thoại: ……
Bên B: Trung tâm giới thiệu việc làm…….. hoặc Doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm………….:
– Đại diện là Ông/Bà: ……
– Chức vụ: …
– Địa chỉ: …..
– Điện thoại: ………
Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1. Bên A có trách nhiệm
– Tổng số lao động cần tuyển và đề nghị bên B giới thiệu là:….. người, trong đó nêu cụ thể từng vị trí công việc với các nội dung sau:
+ Số lao động cần tuyển: …
+ Độ tuổi: …
+ Giới tính: ………
+ Sức khỏe: ………
+ Yêu cầu (Văn hóa, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tay nghề, ngoại ngữ, vi tính…): ……
– Các thông tin về nơi làm việc:
+ Địa điểm làm việc: ……
+ Thời hạn
+ Thời gian bắt đầu làm việc: ……
+ Thời gian thử việc: ……
+ Điều kiện làm việc: ………
+ Mức lương: ……
+ Các chế độ khác:
………
………
Điều 2. Hai bên đã thỏa thuận thời gian và phương thức giới thiệu việc làm, cụ thể như sau:
– Phương thức giới thiệu việc làm: ……
– Thời gian thực hiện: ………
– Địa điểm : ……
– Thanh toán phí, lệ phí: ……
Điều 3. Bên B có trách nhiệm giới thiệu việc làm theo đúng yêu cầu của bên A.
Điều 4. Bên A có trách nhiệm:
– Thông báo kết quả tuyển lao động cho bên B sau khi bên A giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trường hợp không tuyển dụng, nêu rõ lý do;
– Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật và các thỏa thuận cụ thể với bên B trong hợp đồng này;
– Thông báo cho bên B đối với những lao động (do bên B cung ứng) chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với những lao động được tuyển dụng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày người lao động ký kết hợp đồng lao động và lý do chấm dứt.
Điều 5. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh hai bên cùng bàn bạc giải quyết đúng chức năng và quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng này được làm thành bốn bản, hai bản do bên A giữ, hai bản do bên B giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị đến………..
Hai bên phải thanh lý hợp đồng và giải quyết mọi vướng mắc trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng này hết hiệu lực.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng giới thiệu việc làm:
Phần đầu là phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng: yêu cầu ghi đầy đủ thông tin về bên có nhu cầu tuyển dụng lao động ( người dị diện, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại) và bên trung tâm giới thiệu việc làm hoặc doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm ( người đại diện, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ)
Điều 1. Trách nhiệm thông báo của bên có nhu cầu tuyển dụng lao động thông báo về tổng số lượng lao động cần tuyển dụng, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn tay nghề, ngoại ngữ,… Ngoài ra còn cả thông tin về nơi làm việc ( địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng lao động, thời gian thử việc, điều kiện làm việc, mức lương, cùng các chế độ khác nếu có). Việc thông báo này giúp cho bên trung tâm giới việc làm có thể dễ dàng tìm được người lao động phù hợp với những yêu cầu của bên tuyển dụng lao động.
Điều 2. hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về thời gian và phương thức giới thiệu việc làm: ghi rõ thông tin về phương thức giới thiệu việc làm, thời gian thực hiện việc làm, địa điểm và việc thanh toán phí , lệ phí giới thiệu việc làm.
Điều 3. Quy định về trách nhiệm của bên trung tâm giới thiệu việc làm( hoặc doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm) : trách nhiệm của bên giới thiệu việc làm sẽ làm theo yêu cầu của bên có nhu cầu của bên có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Điều 4. Trách nhiệm của bên có nhu cầu tuyển dụng lao động: ghi rõ những trách nhiệm đó trong hợp đồng như: thông báo kết quả tuyển lao động sau khi giao kết hợp đồng lao động, nếu không tuyển dụng thì nêu rõ lý do; thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật và các thỏa thuận cụ thể với bên B trong hợp đồng này; thông báo cho bên B đối với những lao động (do bên B cung ứng) chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với những lao động được tuyển dụng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày người lao động ký kết hợp đồng lao động và lý do chấm dứt,…
Điều 5. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà xảy ra tranh chấp thì các bên có thể tự hòa giải, thương lượng nhưng trong trường hợp không thể tự hòa giải có thể đưa tranh chấp đó ra Tòa để giải quyết.
Các bên sau khi đọc lại hợp đồng và thống nhất với những điều khoản ở bên trên thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, Hợp đồng được lưu thành nhiều bản, các bên có trách nhiệm giữ các bản hợp đồng đó để tiện cho việc thực hiện hợp đồng. Ngoài ra hợp đồng còn ghi nhận về điều khoản hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm nào và đồng thời hai bên cần cam kết với nhau sẽ thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản có trong hợp đồng để tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự 2015.