Để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và cũng cho chính đơn vị nhà trường, thỏa thuận giao kết hợp đồng là yếu tố cần thiết phải có, vậy hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên được quy định như thế nào, hình thức và nội dung ra sao.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là gì?
- 2 2. Mẫu hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
- 4 4. Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
- 5 5. Đối tượng và chủ thể của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
1. Hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Giảng dạy là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học.
2. Mẫu hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
………, ngày…..tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY
Số: …………../HĐGD
Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm ………. Tại ………
BÊN A: TRƯỜNG ĐẠI HỌC …….
Địa chỉ:……………
Điện thoại: ………. Fax: ………..
Mã số thuế: …………….
Ông/Bà: ………….Sinh năm: …………….đại diện.
Chức vụ: ………..
BÊN B: Ông/Bà (Học hàm, học vị) ………….
Sinh năm: ……….
Đơn vị công tác: ……….
Điện thoại: …………..
Số CMND: ………..
Mã số thuế: ………
Địa chỉ liên lạc:………..
Cùng thỏa thuận, thực hiện các điều khoản sau:
Điều 1. Bên B đồng ý giảng dạy cho bên A theo các nội dung, yêu cầu sau:
1. Tên học phần: ……….
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ……….
Số tiết LT: ………. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ……. Sĩ số………..
2. Tên học phần: …………
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ………
Số tiết LT: ………. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ……. Sĩ số………..
3. Tên học phần: ……….
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ……….
Số tiết LT: …….. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ………. Sĩ số………..
4.Tổng số tiết lý thuyết và thực hành đã quy đổi (nếu có) …….. Tổng sĩ số: …………..
Điều 2. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Trách nhiệm của bên B
a) Giảng dạy theo đúng đề cương chi tiết học phần. Trong buổi đầu lên lớp phải cung cấp cho sinh viên tên tài liệu tham khảo của học phần. Quản lý lớp học theo Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy định liên quan của Trường Đại học ………
b) Sau khi kết thúc giảng dạy nộp cho Bộ môn quản lý học phần Danh sách sinh viên có điểm kiểm tra và được dự thi kết thúc học phần theo quy chế, 5 đề thi kết thúc học phần (kèm theo thang điểm, đáp án) ghi rõ thời gian làm bài, điều kiện làm bài.
c) Nhận bài chấm thi tại Bộ môn, nộp điểm thi, bài thi kèm đề thi và đáp án cho Bộ môn sau 5 ngày từ khi nhận bài thi (nếu được yêu cầu chấm bài thi).
d) Có trách nhiệm nộp thuế thu nhập theo quy định của nhà nước.
Trách nhiệm của bên A
e) Trưởng Bộ môn quản lý môn học có trách nhiệm cung cấp cho bên B đề cương chi tiết môn học/học phần và lịch trình giảng dạy…
f) Thanh toán cho bên B các khoản phụ cấp sau:
– Phụ cấp giảng dạy và chấm bài:
+ Tổng số tiết :………… . x ……… /tiết =………..
+ Chấm bài:…………… x … ….. . . /bài =………
– Phụ cấp đi lại: Từ: . . …… . đến:…………. =……………
+ Chi phí đi lại 2 đầu ga:…… ……….. . =…… ……..
+ Phụ cấp ăn, ở trong thời gian giảng dạy:
+ Phụ cấp ăn: ………….. đ/ngày x …………..ngày =… …………..
+ Phụ cấp ở: ………….. đ/ngày x …………..ngày =…………….
– Tổng cộng số tiền phải thanh toán là: Bằng số: ……….
(Bằng chữ: ……….)
Điều 3: Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Trường hợp Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
2. Trường hợp Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Điều 4: Bồi thường thiệt hại
Khi các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng gây ra hậu quả thì phải bồi thường….khoản tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra.
Điều 5: Cam kết thực hiện:
– Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết.
– Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn phát sinh mỗi bên phải có trách nhiệm
– Hợp đồng này lập thành 03 bản (mỗi bên 01 bản, phòng Kế hoạch-Tài chính 01 bản).
GIÁM HIỆU BÊN A BÊN B
PHẦN NGHIỆM THU THANH LÝ VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. Tại Phòng Đào tạo ĐH-SĐH, Trường ĐH ……………
Đại diện bên A: Ông/Bà …………Trưởng phòng Đào tạo ĐH-SĐH.
Đại diện bên B: Ông/Bà ………..
Đã nghiệm thu thanh lý Hợp đồng ký ngày .. tháng …. năm … , trên cơ sở các nội dung sau:
1- Thực hiện thời gian, kế hoạch giảng dạy:……………
2- Đảm bảo nội dung giảng dạy:…………..
3- Thực hiện các quy định quản lý lớp học:……………..
4- Thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá:…………….(Các nội dung từ 1-4: Trưởng Bộ môn quản lý môn học đánh giá và ký xác nhận dưới đây)
Kết luận:…………………
Số tiền được thanh toán:………… Đã ứng:…….. Còn lại:……………
TRƯỞNG BỘ MÔN BÊN A BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
Bên A: bên đơn vị trường học ghi rõ tên trường, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, đại diện, chức vụ;
Bên B: bên giáo viên, giảng viên, ghi rõ tên, năm sinh, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số thuế, địa chỉ liên lạc;
Điều 1: Hai bên thỏa thuận các nội dung giảng dạy, cần ghi rõ tên học phần, thời gian giảng dạy, địa điểm giảng dạy, số tiết, lớp dạy, sĩ số;
Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên: Bên giảng dạy có trách nhiệm dạy đúng đề cương chi tiết học phần, nhận chấm bài thi, nộp điểm thi…và có trách nhiệm nộp thuế thu nhập theo quy định; Bên trường học có trách nhiệm cung cấp đề cương môn học, thanh toán cho bên giảng dạy các khoản phụ cấp giảng dạy và chấm bài, phụ cấp đi lại;
Phần nghiệm thu và thanh toán hợp đồng được thực hiện khi hết thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận. Phần này cần ghi rõ thời gian thực hiện giảng dạy, nội dung giảng dạy đảm bảo hay không, các quy định quản lý lớp học được thực hiện như thế nào, kết luận như thế nào và ghi rõ số tiền được thanh toán.
4. Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin chủ thể các bên;
– Các yêu cầu đối với nội dung giảng dạy: bao gồm tên học phần, thời gian dạy, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, lớp dạy và sĩ số;
– Trách nhiệm của mỗi bên: trách nhiệm của bên giảng dạy phải dạy đúng theo yêu cầu và trách nhiệm của bên nhà trường về việc cung cấp tài liệu, chi phí;
– Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Quy định về bồi thường thiệt hại;
– Cam kết thực hiện của hai bên;
– Kèm theo hợp đồng là phần nghiệm thu thanh lý và thanh toán hợp đồng.
5. Đối tượng và chủ thể của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên:
Đối tượng của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là việc giảng dạy, truyền tải kiến thức cho người học, giúp người học tiếp thu được hiểu biết, kiến thức, các giá trị được truyền tải.
Chủ thể của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là bên trường học và giáo viên, giảng viên.
Theo Khoản 1 Điều 72
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”
Hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên thực chất là hợp đồng dịch vụ, một bên cần giáo viên, giảng viên giảng dạy cho học sinh, sinh viên của mình, một bên đáp ứng nhu cầu, có đủ tư cách để thực hiện việc giảng dạy. Việc ký kết hợp đồng này thỏa mãn được nhu cầu của cả hai bên, bên giáo viên, giảng viên sẽ giảng dạy theo đề cương, số tiết và các yêu cầu khác theo thỏa thuận, bên trường học sẽ thanh toán số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên, hai bên phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng, việc một bên thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình sẽ đảm bảo quyền lợi cho bên còn lại và ngược lại.
Hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là cơ sở pháp lý ghi nhận cơ sở giải quyết tranh chấp giữa hai bên, trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ lựa chọn phương thức giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý:
– Luật giáo dục 2019