Khi một bên không thể đáp ứng được trong khâu sản xuất thì sẽ có nhu cầu thuê những đơn vị có chuyên môn gia công để hỗ trợ trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng thông qua hợp đồng gia công chính.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gia công là gì?
Theo Điều 542,
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Khi nhận gia công trong quá trình thực hiện công việc của mình sẽ tự tổ chức , nhận nguyên vật liệu để hoàn thành sản phẩm gia công và giao cho bên đặt gia công. Bên gia công khi nhận được sản phẩm mà mình đã đặt thì sẽ phải trả tiền công cho bên nhận gia công.
Đối tượng của bên gia công vật xác định. Bên đặt gia công có thể có mẫu sẵn hoặc là mẫu do bên nhận gia công đưa được bên đặt gia công chấp nhận. Sản phẩm gia công không được trái với pháp luật và trái với đạo đức.
Hợp đồng gia công là một hợp đồng song vụ có đền bù. Bên gia công có nghĩa vụ nhận mẫu và nguyên vật liệu để gia công thành sản phẩm để giao lại cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng như yêu cầu. Còn bên đặt gia công có trách nhiệm nhận sản phẩm mà mình đặt gia công đồng thời trả tiền công cho bên gia công. tiền công mà bên đặt gia công trả ở đây chính là khoản đền bù.
Trong hợp đồng gia công cũng sẽ đề cập đến quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Mỗi một bên sẽ có những quyền lợi khác nhau và các bên phải tôn trọng những quyền lợi đó của nhau để tránh xảy ra những mâu thuẫn không cần thiết.
– Quyền của bên gia công được quy định tại Điều 547, Bộ luật Dân sự 2015:
+ Yêu cầu bên đặt gia công gia nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.”
– Quyền của bên đặt gia công được quy định tại Điều 545, Bộ luật Dân sự 2015:
+ Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
+ Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng gia công hàng hóa thì sẽ có thể áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm khác như máy móc, thực phẩm, bàn ghế, nội thất, nhựa, thuốc, phần mềm,…
Mục đích của hợp đồng gia công:
– Hợp đồng gia công trước hết là căn cứ pháp lý để tạo sự liên kết về quyền cũng như lợi ích của các bên khi tham gia ký kết.
– Hợp đồng còn tạo sự uy tín giúp cho các chủ thể có thêm tự tin khi giao kết.
– Ngoài ra hợp đồng sẽ giúp cho thương nhân, doanh nghiệp đễ dàng xâm nhập vào thị trường.
2. Mẫu hợp đồng gia công:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA
Số:…… /HĐGC
– Căn cứ Luật Dân sự số……ngày…………. của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ ……..
Hôm nay, ngày…….. tháng…….. năm ……..tại…… các bên trong hợp đồng gồm:
1. Bên A (Bên đặt hàng):
– Tên doanh nghiệp:…..
– Địa chỉ:….
– Điện thoại:……..
– Tài khoản số:…….Mở tại ngân hàng:….
– Đại diện là Ông (bà):…..Chức vụ:..
–
Viết ngày………do…..chức vụ…. ký.
2. Bên B (bên sản xuất gia công):
– Tên doanh nghiệp:…..
– Địa chỉ:……….
– Điện thoại:….
– Tài khoản số:….Mở tại ngân hàng:…
– Đại diện là Ông (bà):…..Chức vụ:…
– Giấy ủy quyền số:……… (nếu có).
Viết ngày…….do….chức vụ…… ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung như sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng:
1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất:…
2. Quy cách phẩm chất: ……
Điều 2: Nguyên vật liệu chính và phụ:
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm
a- Tên từng loại:……………. Số lượng: ……..chất lượng:……
b- Thời gian giao:…….Tại địa điểm:……..(Kho bên B)
c- Trách nhiệm bảo quản: bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản
xuất sản phẩm.
2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a- Tên từng loại:………. số lượng:………….. đơn giá(hoặc quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn).
b- Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là:……
Điều 3: Thời gian sản xuất và giao sản phẩm:
1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày:………….
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).
2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
Nếu giao theo đợt thì:
a- Đợt 1: ngày…. Địa điểm:…..
b- Đợt 2: ngày…..Địa điểm:……
Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là:….
Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian, địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí:…..
Điều 4: Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
Điều 5: Thanh toán:
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản: ……
Điều 6: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…).
2. Vi phạm số lượng: nguyên vật liệu không hư hỏng phải bồi thường nguyên liệu theo
giá hiện thời
3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: bị phạt tới ….% giá trị hợp đồng.
4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: bồi thường theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng v.v…
Điều 7: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn
đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết
trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất
chuyển vụ việc đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp
này.
3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.
Điều 8: Các thỏa thuận khác:
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày………. đến ngày …… Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
Hợp đồng này được làm thành …………..bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ……… bản.
ĐẠI DIỆN BÊN
Chức vụ:
(Ký tên, Đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ:
(Ký tên, Đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa:
Trong bản hợp đồng sẽ đề cập đến các vấn đề khác nhau và mỗi một phần sẽ có vai trò quan trọng đối với hai bên tham ký kết hợp đồng.
– Phần đầu giới thiệu về các bên liên quan đến hợp đồng: yêu cầu các bên ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin, càng chi tiết càng tốt. Các thông tin được ghi ở bên trong hợp đồng phải chính xác , giống như các giấy tờ bản gốc.
– Phần nội dung là phần cũng hết sức quan trọng. Trong phần nội dung yêu cầu các bên phải thỏa thuận để đặt tên cho những Điều khoản một cách hợp lý nhất có thể.
+ Điều 1: đây là Điều khoản đề cập đến đối tượng mà bên đặt gia công yêu cầu bên gia công thực hiện, bên đặt gia công phải ghi rõ tên sản phẩm và quy cách đóng gói.
+ Điều 2: cần ghi rõ về mặt số lượng, chất lượng, địa điểm và trách nhiệm bảo quản hàng hóa đối với mỗi bên để tránh những vi phạm.
+Điều 3: Mục này cần ghi rõ ngày sản xuất cũng như ngày mà bên đặt gia công phải nhận và kiểm tra sản phẩm
+ Điều 4: Trong hợp đồng gia công các bên tham gia cần ghi rõ những biện pháp bảo về quyền lợi của mình để cho bên còn lại tôn trọng và không ảnh hưởng đến.
+ Điều 5: ở Điều khoản về thanh toán này thì các bên sẽ thỏa thuận với nhau về hình thức thanh toán, có thể là thanh toán bằng tiền mặt hoặc là chuyển khoản. Sau khi đã thống nhất được thì sẽ được ghi lại trong hợp đồng.
+ Điều 6: Trong phần trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thì hai bên sẽ đặt ra những Điều kiện nếu một trong các bên không thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào. Từ đó sẽ có cách xử lý và bồi thường thiệt hại cho hợp lý.
+ Điều 7: Điều khoản này cần hai bên thỏa thuận với nhau về cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Nếu như trong trường hợp các bên không thể tụ thương lượng giải quyết được thì có thể đưa vụ việc ra Tòa để giải quyết
+ Điều 8: Nếu như các bên vẫn còn muốn đề cập đến những thỏa thuận khác thì có thể tự thương lượng và đưa vào trong hợp đồng.
+ Điều 9: đây là phần hiệu lực của hợp đồng, ở phần này thì các bên thống nhất với nhau về ngày, giờ thích hợp nhất để hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
– Phần cuối cùng là phần chữ ký, thì yêu cầu đại diện của các bên ký và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một bản hợp đồng gia công cần phải đảm bảo nội dung và hình thức được pháp luật quy định. Nội dung hợp đồng cần phải ngắn gọn xúc tích, đầy đủ những yêu cầu của các bên tham gia ký kết. Chú ý hợp đồng không được sai lỗi chính tả, đôi khi viết sai thành phần của sản phẩm cũng khiến cho sản phẩm mà bên đặt gia công bị sai lệch. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra, nếu như bạn là người chịu trách nhiệm soạn thảo thì cần phải lưu ý những vấn đề này để tránh những sai sót đáng tiếc.