Các chủ thể tiến hành hợp tác hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật. Vậy hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại được pháp luật quy định như thế nào, nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là gì?
Theo Điều 513 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là một loại hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ quảng cáo cho bên thuê dịch vụ theo hình thức nhất định và nhận thanh toán; bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có hai loại:
Hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo: là hợp đồng dịch vụ quảng cáo, trong đó bên cung ứng dịch vụ có thể cung ứng một phần hoặc toàn bộ công đoạn trong quảng cáo thương mại (có thể bao gồm cả phát hành quảng cáo).
Hợp đồng thuê phát hành quảng cáo: là hợp đồng dịch vụ quảng cáo, trong đó bên cung ứng dịch vụ là các tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là gì?
– Thông tin các bên tham gia hợp đồng
Các bên tham gia hợp đồng bao gồm bên thuê quảng cáo và bên nhận dịch vụ quảng cáo. Các bên cung cấp đầy đủ thông tin của mình theo: Tên, địa chỉ, người đại diện (nếu là tổ chức), thông tin người đại diện, số tài khoản…
– Nội dung công việc
Các bên ghi nhận cụ thể về nội dung dịch vụ quảng cáo; hình thức quảng cáo (bản tin, bài viết trên báo hay hình ảnh, video trên truyền hình); Phương thức quảng cáo; phương tiện quảng cáo;
– Phí dịch vụ và thanh toán
Các bên thảo thuận tổng phí dịch vụ bao gồm: Phí dịch vụ quảng cáo; Chi phí nguyên vật liệu; chi phí khác (nếu có).
Thời hạn và phương thức thanh toán các bên thỏa thuận cụ thể.
– Quyền và nghĩa vụ các bên
Dựa theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật quảng cáo các bên quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên cho phù hợp.
– Bồi thường và phạt vi phạm hợp đồng
Các bên quy định mức bồi thường, các trường hợp bồi thường; Mức phạt vi phạm và trường hợp phạt vi phạm. Lưu ý mức phạt vi phạm không quá 8% tổng giá trị hợp đồng.
– Giải quyết tranh chấp
Các bên thỏa thuận về phương thức và cơ quan giải quyết tranh chấp.
– Điều khoản khác
Các bên thỏa thuận các điều khoản khác nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
– Một số điều khoản khác như:
+ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của từng bên;
+ Chấm dứt và thanh lý hợp đồng;
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
+ Điều khoản chung và hướng dẫn thi hành.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là văn bản thiết lập mối quan hệ hợp đồng giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại. Hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận hai bên, đáp ứng nhu cầu của hai bên, bên sử dụng dịch vụ muốn thuê quảng cáo thương mại, bên cung ứng dịch vụ được thực hiện công việc kinh doanh dịch vụ của mình.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là cơ sở ghi nhận sự thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Hai bên đảm bảo quyền và lợi ích cho nhau, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này sẽ đảm bảo quyền cho bên còn lại và ngược lại.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là cơ sở pháp lý ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp mà hai bên thỏa thuận, khi tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ lựa chọn phương thức giải quyết đã ghi nhận trong hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm…..
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
(Số: ……………./HĐDVQCTM)
Hôm nay, ngày (1)…………. tháng …………. năm …………….., Tại …………
Chúng tôi gồm có:
BÊN THUÊ QUẢNG CÁO (BÊN A): (2)………
Địa chỉ: ………
Điện thoại:………
Fax: ………
Mã số thuế: ………
Tài khoản số: ………Do ông (bà): ……
Chức vụ: ……….. làm đại diện.
BÊN NHẬN DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (BÊN B): (2)………..
Địa chỉ:….
Điện thoại: ….
Fax: ……
Mã số thuế: ………
Tài khoản số: ……
Do ông (bà): ……
Chức vụ: ……. làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
..
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC (3)
a) Hình thức: Bên A thuê bên B làm dịch vụ quảng cáo …………
bằng hình thức ………
b) Nội dung: Được hai bên thỏa thuận có phụ lục đính kèm phù hợp với pháp luật hiện hành.
c) Chi tiết quảng cáo: Phụ lục đính kèm và không tách rời khỏi hợp đồng.
…
ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO
2.1. Phương thức: Yêu cầu nêu được hình thức, chất lượng bằng hình ảnh, biểu tượng, âm thanh, lời nói … có sức hấp dẫn lôi cuốn khách hàng.
2.2. Phương tiện: Yêu cầu quay hình ảnh, vẽ biển hiệu, panô, áp phích, bảng có hộp đèn, chữ nổi, hay trên báo chí, tạp chí, truyền hình…
Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải đảm bảo:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm;
b) Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
c) Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.
ĐIỀU 3: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (4)
a) Tổng chi phí dịch vụ theo hợp đồng là: ….. đồng (Bằng chữ: …….).
Trong đó bao gồm:
– Phí dịch vụ quảng cáo là: …… đồng
– Chi phí về nguyên, vật liệu là: ……. đồng
– Các chi phí khác (nếu có) là: …….. đồng
b) Bên A thanh toán cho bên B bằng đồng Việt Nam bằng hình thức…… và được chia ra làm …… lần.
– Lần thứ nhất:.…………
– Lần thứ hai: ……………
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Quyền của bên A
a) Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
4.2. Nghĩa vụ của bên A
a) Bên A có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, chính xác về hoạt động sản xuất, hàng hóa dịch vụ thương mại của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp cho bên B.
b) Khi có sự tranh chấp của bên thứ ba về những nội dung thông tin kinh tế, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền… đối với bên A thì bên A phải tự mình giải quyết, trong trường hợp đó bên B có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bên A chịu trách nhiệm bồi thường chi phí cho bên B (nếu có).
c) Trả phí dịch vụ quảng cáo theo thỏa thuận nêu tại Điều 3 của hợp đồng.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Quyền của bên B
a) Yêu cầu bên A cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác theo đúng thời hạn của hợp đồng .
b) Được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu và các sản phẩm quảng cáo thương mại cần thiết cho hoạt động dịch vụ quảng cáo của mình theo quy định của pháp luật.
c) Nhận phí quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.
5.2. Nghĩa vụ của bên B
a) Thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
b) Thực hiện sự lựa chọn của bên A về người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
c) Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên A đã cung cấp.
ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
6.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
6.2. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án …………….. là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
6.3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
ĐIỀU 7: THỜI HẠN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày (5)……. tháng ……. năm ……… đến ngày ……. tháng ……. năm ……….. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
(1): Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
(2): Thông tin của chủ thể hợp đồng: bên sử dụng dịch vụ và cung ứng dịch vụ ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, số tài khoản, đại diện, chức vụ;
(3): Ghi rõ nội dung công việc mà hai bên đã thỏa thuận trước với nhau;
(4): Ghi tổng chi phí dịch vụ, phí quảng cáo, phí nguyên vật liệu, chi phí khác và các lần thanh toán;
(5): Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kể từ ngày ký hoặc do các bên thỏa thuận.
Căn cứ pháp luật:
– Luật quảng cáo năm 2012.