Khi người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch thì sẽ ký kết hợp đồng với các đơn vị cấp nước. Vậy hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt là gì? Đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt?
Mục lục bài viết
1. Những quy định về hoạt động cấp nước sạch:
Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
Theo Điều 60, Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch có quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước nông thôn trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình cấp nước nông thôn ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật về cấp nước nông thôn;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
4. Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước;
b) Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bộ Tài chính:
a) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn.
9. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.”
2. Hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt là gì?
Theo khoản 1, Điều 44, Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch quy định: ” Hợp đồng dịch vụ cấp nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị cấp nước với khách hàng sử dụng nước.” Hợp đồng dịch vụ cấp nước chỉ được ký kết khi có sự thống nhất của cả đơn vị cấp nước và khách hàng.
Nội dung chính của hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt bao gồm:
– Chủ thể hợp đồng;
– Mục đích sử dụng;
– Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Giá nước, phương thức và thời hạn thanh toán;
– Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
– Xử lý vi phạm hợp đồng;
– Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt là văn bản ghi chép lại sự thảo thuận của đơn vị cấp nước sạch và khách hàng về việc sự dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt. Đồng thời hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt là giấy tờ mang giá trị pháp lý cao để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Và cũng chính là căn cứ pháp lý để các bên giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng dịch vụ cấp nước nước sạch sinh hoạt:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CẤP NƯỚC
– Căn cứ Bộ luật dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Căn cứ Nghị định số …/……/NĐ-CP ngày …/…../…… của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
– Căn cứ Thông tư số…… /…./TT-BXD ngày…..tháng….năm ….. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số …../……/NĐ-CP ngày …./……/……. của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
– Căn cứ Quyết định số……/……ngày……tháng……năm…… của UBND…… (cấp tỉnh) ban hành Quy định (quy chế ) về hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh.
– Căn cứ ………..
Hôm nay, ngày …..tháng…….năm…….
Tại:……..
Chúng tôi gồm:
Bên cung cấp dịch vụ (gọi tắt là Bên A)
Tên đơn vị cấp nước…….
Điện thoại: ……
Đại diện là ông………
Chức vụ…….
Theo giấy uỷ quyền số……/…..ngày……tháng……năm…..
Trụ sở…….
Tài khoản………..tại…..
Mã số thuế….
Khách hàng sử dụng nước (gọi tắt là Bên B)
Chủ hộ (hoặc tên cơ quan)……
Hoặc người được uỷ quyền……..
Số CMND (theo giấy uỷ quyền số)…..cấp ngày../…./..tại….
Nơi thường trú (Trụ sở cơ quan)……….
Địa chỉ mua nước……
Tài khoản….Tại…..
Mã số thuế…… Điện thoại……
Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng dịch vụ cấp nước với các nội dung sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Quy định đối tượng của hợp đồng: mua bán nước sạch bảo đảm điều kiện chất lượng dịch vụ cam kết.
Điều 2. Điều kiện chất lượng dịch vụ
Quy định chất lượng dịch vụ tại điểm đấu nối bao gồm chất lượng nước sạch, áp lực, lưu lượng, tính liên tục của dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước mà đơn vị cấp nước đã ký.
Điều 3. Giá nước sạch
Quy định giá nước sạch cho các đối tượng và mục đích sử dụng nước khác nhau, phù hợp với biểu giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và phương án giá tiêu thụ nước sạch đã được phê duyệt; nguyên tắc áp dụng giá nước mới khi có quyết định điều chỉnh của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Khối lượng nước sạch thanh toán tối thiểu
Áp dụng cho khách hàng sử dụng nước là hộ gia đình; quy định khối lượng nước sạch tối thiểu phải thanh toán theo quy định của Nghị định và quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 5. Phương thức thanh toán
Quy định kỳ ghi hóa đơn,
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên A đã được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên B đã được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 8. Sửa đổi hợp đồng
Quy định các trường hợp sửa đổi hợp đồng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Chấm dứt hợp đồng
Quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, giải quyết những vướng mắc của hai bên khi chấm dứt hợp đồng.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng
Quy định giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng theo các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 11. Các thòa thuận khác (nếu có)
Điều 12. Điều khoản chung
Quy định hiệu lực của hợp đồng và các
Bên cung cấp dịch vụ
(Ký và đóng dấu)
Khách hàng sử dụng nước
(Ký và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu cầu đơn vị cấp nước và khách hàng điền đầy đủ những thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, địa chỉ,…Những thông tin được cung cấp càng chính xác, chi tiết càng tốt.
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng chính là việc mua bán nước sạch bảo đảm chất lượng dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt.
Điều 2. Điều kiện chất lượng dịch vụ: bên đơn vị cung cấp nước sạch sẽ cung cấp những quy định về chất lượng dịch vụ đầu nối cho bên khách hàng được biết bao gồm: chất lượng nước sạch, áp lực, lưu lượng, tính liên tục của dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 3. Giá nước sạch:
Quy định giá nước sạch cho các đối tượng và mục đích sử dụng nước khác nhau, phù hợp với biểu giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và phương án giá tiêu thụ nước sạch đã được phê duyệt; nguyên tắc áp dụng giá nước mới khi có quyết định điều chỉnh của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Phương thức thanh toán: Quy định kỳ ghi hóa đơn, thông báo thanh toán, địa điểm thanh toán, hình thức thanh toán.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên đã được quy định rõ ràng trong Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch nên khi soạn thảo thì các ben cần tìm hiểu rõ vấn đề này trong Nghị định.
Điều 6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng: Nếu có tranh chấp phát sinh thì các bên cần thực hiện theo quy định của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và những quy định của pháp luật có liên quan. Các bên cam kết thực hiện theo những điều khoản được ghi trong hợp đồng, và tiến hành ký kết hợp đồng sau khi đã thống nhất được các điều khoản đó
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự;
– Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.