Để đảm bảo cho hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi được thực hiện, doanh nghiệp nên giao kết hợp đồng đặt cọc trước để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như tránh được những rủi ro không đáng có.
Mục lục bài viết
1. Nhà xưởng, kho bãi là gì?
Nhà xưởng là loại nhà được thiết kế với không gian rộng, cao và thoáng, với sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường rất nhiều. Nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa.
Khái niệm kho bãi có thể được hiểu là khu vực dùng để tập kết, lưu trữ hàng hóa (hoặc các phương tiện, đồ dùng,…) nói chung.
2. Hợp đồng thuê nhà xưởng , kho bãi là gì?
Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi là sự thoả thuận và cam kết mang tính pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên thuê và bên cho thuê nhà xưởng, kho bãi. Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi là căn cứ quan trọng xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó có cơ sở để đàm phán, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu xảy ra vi phạm gây thiệt hại.
Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi thường sẽ có hai bên là bên cho thuê và bên thuê. Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm nhiều phần như: nội dung hợp đồng, thời hạn hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán, trách nhiệm của mỗi bên và cuối cùng là cam kết chung.
3. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà xưởng, kho bãi là gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 328
Vậy nên có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là hợp đồng được lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên.
Hợp đồng đặt cọc được lập ra với mục đích:
– Để đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác.
– Để thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng đặt cọc cần được lập bằng văn bản. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng đặt cọc nên được công chứng chứng thực.
Như vậy, căn cứ các quy định này có thể hiểu, hợp đồng đặt cọc thuê nhà xưởng, kho bãi là hợp đồng được lập ra để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi bằng việc bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc.
4. Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà xưởng, kho bãi mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——–
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
( V/v: Đặt cọc thuê nhà xưởng, kho bãi)
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm 20….Tại …….Chúng tôi gồm:
Bên đặt cọc: CÔNG TY ……
Địa chỉ:……
Điện thoại:…… Email:……
Giấy CNĐKKD số:……
Mã số thuế:…….
Số tài khoản:……. Ngân Hàng:…….
Đại diện: Ông …….. , chức vụ: Giám Đốc.
Sau đây gọi là Bên A.
Bên nhận đặt cọc :
Ông/Bà…….
Số CMND/hộ chiếu:……
Cấp ngày ……do cơ quan…….
Địa chỉ:…….
Điện thoại:…….
Sau đây gọi là Bên B.
Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:
Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN
1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê nhà xưởng, kho bãi số ……… do mình là chủ sở hữu.
1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày ……tháng …..năm…., nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền là ……… đồng (………. đồng) gọi là tiền đặt cọc.
1.3. Mục đích đặt cọc : bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi.
1.4. Thời gian đặt cọc : ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.
1.5. Hình thức thanh toán : tiền mặt. Sau khi nhận tiền, bên B ghi rõ “đã nhận đủ ……… đồng“ vào cuối hợp đồng này.
Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC
2.1. Đối với bên A :
– Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.
– Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày ……tháng …..năm…. mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà xưởng, kho bãi nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.
– Nếu đến hết ngày ngày ……tháng …..năm…. (là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà xưởng, kho bãi nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.
– Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi).
– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.
2.2. Đối với bên B:
– Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.
– Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà xưởng, kho bãi nữa) hoặc đến hết ngày…tháng….năm…. mà bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi.
– Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày.…tháng….năm…. mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà xưởng, kho bãi nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng………. triệu đồng).
– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.
Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.
3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.
3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.
BÊN ĐẶT CỌC BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
5. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi:
5.1. Lưu ý dành cho doanh nghiệp cho thuê:
Để tránh trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, khi tiến hành thủ tục cho thuê, doanh nghiệp có nhà xưởng, kho bãi cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất, khi cho thuê doanh nghiệp cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh là: kinh doanh bất động sản vì đây là một loại hình kinh doanh bất động sản.
Thứ hai, đất xây nhà xưởng, kho bãi phải là đất phi nông nghiệp thì mới đáp ứng được đúng mục đích sử dụng đất và có thể được cấp phép để tiến hành xây dựng và cho thuê.
Thứ ba, doanh nghiệp có nhà xưởng, kho bãi muốn kinh doanh cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau: tài sản cho thuê phải được đăng ký quyền sở hữu hợp pháp, không đang có bất kỳ tranh chấp pháp lý và không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
5.2. Lưu ý dành cho doanh nghiệp thuê:
Tương tự như doanh nghiệp cho thuê, khi muốn thuê nhà xưởng, kho bãi thì doanh nghiệp thuê cũng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo được quá trình hoạt động lâu dài, ổn định:
Thứ nhất, vấn đề giao thông: với đặc thù hoạt động để chứa hàng nên xe tải và container ra vào thường xuyên vậy nên giao thông phải thuận lợi để giúp quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa dễ dàng hơn.
Thứ hai, diện tích và thiết kế nhà xưởng, kho bãi: căn cứ vào nhu cầu lưu trữ hàng hóa để quyết định tổng diện tích kho xưởng để thuê. Xưởng và kho cần đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ; độ thông thoáng; độ ẩm để đảm bảo môi trường lưu trữ hàng hoá được tốt nhất.
Thứ ba, hình thức thuê: tuỳ theo mục đích, nhu cầu và khả năng tài chính mà doanh nghiệp sẽ chọn hình thức thuê phù hợp. Ví dụ như thuê bên trong khu công nghiệp, thuê ngoài khu công nghiệp; thuê xưởng lẻ, thuê xưởng chung; thuê khoán,…
Thứ tư, dịch vụ hỗ trợ tại nhà xưởng, kho bãi: thông thường tại xưởng, kho bãi sẽ đi kèm các dịch vụ như: bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, bốc xếp, thuê xe,… Khi thuê cũng cần xem xét các dịch vụ đi kèm này để đối chiếu với nhu cầu, tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp
Thứ năm, về chính sách hỗ trợ: Thông thường, doanh nghiệp thuê trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp sẽ được hưởng các một số miễn giảm về: thuế, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ quản lý,…