Hiện nay, một bên kinh doanh thường có nhu cầu trở thành đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm cho một thương nhân khác trên thị trường. Các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm theo quy định của pháp luật dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
(V/v mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm)
Số: … /HĐKT
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … Chúng tôi gồm:
Công ty: … (sau đây gọi là bên A):
Giấy phép đăng ký kinh doanh: …
Trụ sở: …
Tài khoản số: ……
Điện thoại: …
Fax:…
Đại diện ông/bà: …
Công ty: … (sau đây gọi là bên B):
Giấy phép đăng ký kinh doanh: …
Trụ sở: …
Tài khoản số: …
Điện thoại:
Fax: …
Đại diện ông/bà: …
Sau khi bàn bạc hai bên nhất trí cùng ký kết hợp đồng đại lý với nội dung và các điều khoản sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
Bên B nhận làm đại lý bao tiêu cho Bên A các sản phẩm … mang nhãn hiệu: … và theo đăng ký chất lượng số: … do Bên A sản xuất và kinh doanh. Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, kho bãi và hoàn toàn chịu trách nhiệm tất cả hàng hóa đã giao trong việc tồn trữ, trưng bày, vận chuyển. Bên B bảo đảm thực hiện đúng các biện pháp tồn trữ, giữ được phẩm chất hàng hóa như Bên A đã cung cấp, đến khi giao cho người tiêu thụ. Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa do bất kỳ lý do gì (ngoại trừ trường hợp có sai sót về sản phẩm).
Điều 2: Phương thức giao nhận
1. Bên A giao hàng đến cửa kho của Bên B hoặc tại địa điểm thuận tiện do Bên B chỉ định. Bên B đặt hàng với số lượng, loại sản phẩm cụ thể …/…bằng thư, fax, điện tính.
2. Chi phí xếp dỡ từ xe vào kho của Bên B do Bên B chi trả (kể cả chi phí lưu xe do xếp dỡ chậm).
3. Số lượng hàng hóa thực tế Bên A cung cấp cho bên B có thể chênh lệch với đơn đặt hàng nếu Bên A xét thấy đơn đặt hàng đó không hợp lý. Khi đó hai bên phải có sự thỏa thuận về khối lượng, thời gian cung cấp.
4. Thời gian giao hàng: … (để tham khảo, sẽ có thời gian cụ thể cho từng cửa hàng).
Điều 3: Phương thức thanh toán
1. Bên B thanh toán cho Bên A tương ứng với giá trị số lượng hàng giao ghi trong mỗi hóa đơn trong vòng … ngày kể từ ngày cuối của tháng Bên B đặt hàng.
2. Giới hạn mức nợ: Bên B được nợ tối đa là … bao gồm giá trị các đơn đặt hàng trước đang tồn đọng cộng với giá trị của đơn đặt hàng mới. Bên A chỉ giao hàng khi Bên B thanh toán cho bên A sao cho tổng số nợ tồn và giá trị đặt hàng mới nằm trong mức nợ được giới hạn.
3. Thời điểm thanh toán được tính là ngày Bên A nhận được tiền, không phân biệt cách thức chi trả. Nếu trả làm nhiều lần cho một hóa đơn thì thời điểm được tính là lúc thanh toán cho lần cuối cùng.
4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn … tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá … tháng.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.
Điều 4: Điều khoản giá cả
1. Các sản phẩm cung cấp cho Bên B được tính theo giá bán sỉ, do Bên A công bố thống nhất trong khu vực.
2. Giá cung cấp này có thể thay đổi theo thời gian nhưng Bên A sẽ thông báo trước cho Bên B ít nhất là … ngày. Bên A không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch giá trị tồn kho do chênh lệch giá nếu có xảy ra.
3. Tỷ lệ hoa hồng: …
Điều 5: Điều khoản bảo hành
Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.
Điều 6: Điều khoản hỗ trợ
1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.
2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.
3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.
Điều 7: Điều khoản độc quyền
– Hợp đồng này không mang tính độc quyền trên khu vực;
– Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng tổng đại lý với thể nhân khác nếu xét thấy cần thiết để tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình;
– Bên A cũng có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các công trình trọng điểm bất cứ nơi nào.
Điều 8: Thời hạn hiệu lực, kéo dài và chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày … Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, các thủ tục gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian tối thiểu là … ngày.
Trong thời gian hiệu lực, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho Bên kia biết trước tối thiểu là … ngày.
Bên A có quyền đình chỉ ngay hợp đồng khi Bên B vi phạm một trong các vấn đề sau đây:
– Làm giảm uy tín thương mại hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm của Bên A bằng bất cứ phương tiện và hành động nào;
– Bán phá giá so với Bên A quy định;
– Khi bị đình chỉ hợp đồng, Bên B phải thanh toán ngay cho Bên A tất cả nợ còn tồn tại.
Điều 9: Bồi thường thiệt hại
Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A giá trị thiệt hại do mình gây ra ở các trường hợp sau:
– Bên B yêu cầu đơn đặt hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng sau đó Bên B hủy bỏ đơn đặt hàng đó;
– Bên B hủy đơn đặt hàng khi Bên A trên đường giao hàng đến Bên B;
– Bên B vi phạm các vấn đề nói ở Điều 7 đến mức Bên A phải đình chỉ hợp đồng;
– Bên A bồi thường cho Bên B trong trường hợp giao hàng chậm trễ hơn thời gian giao hàng thỏa thuận gây thiệt hại cho Bên B;
– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu có.
Điều 10: Xử lý phát sinh và tranh chấp
Trong khi thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hai bên cùng nhau bàn bạc thỏa thuận giải quyết. Những chi tiết không ghi cụ thể trong hợp đồng này, nếu có xảy ra, sẽ thực hiện theo quy định chung của
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) |
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm:
2.1. Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm là gì?
Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, bản chất đại lý thương mại là một quan hệ hợp đồng, đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa chính xác về hợp đồng đại lý, tuy nhiên quan hệ đại lý thương mại giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Có thể hiểu: Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
2.2. Nội dung chính của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm:
Trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm thì các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản khác nhau tùy thuộc theo ý trí của mình tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Thông thường thì một bản hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm sẽ có những điều khoản chính sau:
– Điều khoản chung của các bên;
– Phương thức giao nhận;
– Phương thức và thời hạn thanh toán;
– Giá cả;
– Bảo hành;
– Hỗ trợ;
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
– Các điều khoản khác như xử lý tranh chấp, bồi thường thiệt hại … và những thỏa thuận khác không trái đạo đức xã hội.
3. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, phân phối sản phẩm:
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm thì cần phải lưu ý một số điểm sau đây để tránh rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng:
– Cần phải quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó làm cơ sở để các bên tuân thủ quyền lợi và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể còn lại;
– Quy định cụ thể về điều khoản thanh lý và thanh toán hợp đồng, việc thanh toán tiền hàng và tiền cung ứng dịch vụ cũng như thù lao đại lý nên được thực hiện theo từng đợt khi các bên đại lý hoàn thành việc mua bán, như vậy thì sẽ đảm bảo quyền lợi tối đa cho bên phân phối và bên đại lý;
– Các bên cần phải tự thỏa thuận về thời hạn phân phối sản phẩm, nếu như không có thỏa thuận khác thì thôi hạn đại lý sẽ chỉ chấm dứt sau một khoảng thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày được tính kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó thì khi soạn thảo hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm các bên cần phải cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực. Hợp đồng cần phải có chữ ký của các bên và lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý tương đương nhau.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: