Các bên khi thống nhất trong hoạt động về cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế phải thực hiện ký kết hợp đồng, đây được coi là cơ sở pháp lý ràng buộc lẫn nhau. Vậy mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP HÀNG HÓA DÀI HẠN
Số: …../20…/HĐCC
Căn cứ:
– Bộ luật Dân sự số
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
– Nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , tại ……
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên doanh nghiệp:……
Mã số doanh nghiệp: .……
Địa chỉ trụ sở chính: ..…
Điện thoại: … Fax: ……
Tài khoản số: ……
Mở tại ngân hàng: …..
Đại diện theo pháp luật:…… Chức vụ: ……
CMND/Thẻ CCCD số: …… Nơi cấp: …… Ngày cấp: ……
(
BÊN MUA (Bên B)
Tên doanh nghiệp: ..…
Mã số doanh nghiệp: ….…
Địa chỉ trụ sở chính: ..…
Điện thoại: ….. Fax:……
Tài khoản số: ..…
Mở tại ngân hàng: ……
Đại diện theo pháp luật: ..… Chức vụ: .……
CMND/Thẻ CCCD số: ..… Nơi cấp: ..… Ngày cấp:……
(
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn với các điều khoản như sau:
Điều 1: TÊN HÀNG – SỐ LƯỢNG – CHẤT LƯỢNG – GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Số thứ tự | Tên hàng hóa | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
1. |
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
(Số tiền bằng chữ: …… đồng)
Điều 2: THANH TOÁN
1. Bên B phải thanh toán cho Bên A số tiền ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này vào ngày … tháng … năm ……
2. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức ……..
Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
..…
2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ..… chịu.
Chi phí bốc xếp: ..…
3. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là …… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
4. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
5. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (.….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
6. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
–
–
– Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
4. Bên mua có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.
Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HÓA
1. Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ..… cho bên mua trong thời gian là ..… tháng.
2. Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
Điều 7: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, một trong các Bên vẫn không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này; gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, can thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện khác tương tự.
2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm chễ, thông báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu tổn thất, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
3. Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội dung của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không tự giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Phán quyết của tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu toàn bộ các chi phí giải quyết tranh chấp.
Điều 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1 . Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B đã nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.
2. Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi sự bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
3. Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này không thể bị hủy bỏ nếu không có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách nhiệm liên quan tới phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
4. Hợp đồng này được làm thành …… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ..… bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) | Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
2. Đặc điểm của hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế:
Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế được hiểu đơn giản chính là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, theo đó các bên khi tham gia hợp đồng gồm bên mua và bên cung cấp hàng hóa tồn tại ở những quốc gia khác nhau và bên cung cấp sẽ cam kết thực hiện nghĩa vụ là cung cấp hàng hóa cho bên mua với một mức giá theo thỏa thuận sau đó có trách nhiệm chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa, cùng với đó bên mua khi nhận hàng sẽ phải tiến hành thực hiện việc thanh toán cho bên cung cấp theo đúng quy định. Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn có thể có phạm vi trong nước hoặc đối với quốc tế. Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế sẽ có những tính chất và đặc điểm khác nhau thể hiện rõ ở những điểm được nêu dưới đây:
– Thứ nhất, liên quan đến chủ thể của hợp đồng tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn: khi tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn bên mua và bên cung cấp có những có cơ sở kinh doanh đăng ký tại các quốc gia khác nhau. Các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa quốc tế sẽ không phân biệt về quốc tịch. Trong trường hợp các bên có quốc tịch khác nhau nhưng cung cấp được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia thì hợp đồng cũng không mang tính chất quốc tế.
– Thứ hai, liên quan đến tiền thanh toán trong hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn: các bên có thể lựa chọn đồng tiền thanh toán là ngoại tệ do cả hai bên cùng thống nhất lựa chọn;
– Thứ ba, đối tượng của hợp đồng: các bên khi tiến hành ký hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn đối tượng thường được hướng đến là hàng hóa được phép vận chuyển, cung cấp và vận chuyển ra khỏi đất nước bên cung cấp;
– Thứ tư, liên quan đến thời hạn hợp đồng thường kéo dài thời gian khá lâu có thể thậm chí theo hàng năm. Về thời gian thực hiện hợp đồng thì các bên có thể tự tiến hành thỏa thuận với nhau đôi khi có thể ghi nhận thêm những quy định về quyền hủy hợp đồng sớm của bộ học hai bên. Quyền hủy hợp đồng sớm của một hoặc cả hai bên có thể xuất phát từ những hành vi vi phạm hoặc trong tình trạng tuyên bố phá sản của một trong các bên.
Lưu ý: Cá nhân ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế sẽ nằm trong sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế hoặc án lệ quốc tế.
3. Phương thức giải quyết khi tranh chấp hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế:
Các bên khi thực hiện hợp đồng mua bán, cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế nếu xảy ra những tranh chấp thì có thể áp dụng một trong bốn hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng hòa giải giải quyết tại trọng trọng tài hoặc tòa án:
– Thương lượng: Thương lượng là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp các bên hoàn toàn có thể tự do thỏa thuận về các vấn đề tranh chấp và những hướng giải quyết chung mà các bên đều đảm bảo được quyền lợi của mình. Thương lượng với nhau sẽ chỉ xảy ra diễn ra trong nội bộ và sẽ không có sự tham gia từ một bên khác nên đảm bảo về việc bảo mật thông tin, cũng như khoản chi phí cũng sẽ được giải quyết một cách triệt để. Một trong những nhược điểm cần phải nhắc đến đối với hình thức này đó là không có tính cưỡng chế hoặc bắt buộc thực hiện bởi vì thông thường kết quả vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện giải quyết các bên;
– Liên quan đến phương thức hòa giải: Nếu các bên lựa chọn phương thức hòa giải với nhau thì có thể lựa chọn một bên thứ ba là hòa giải viên để thống nhất quan điểm cũng như hướng giải quyết cuối cùng. Hoà giải viên có vai trò quan trọng trở thành bên trung gian trung hòa được quyền lợi giữa các bên.
– Phương thức giải quyết thông qua Tòa án: Hiện nay, Tòa án là cơ quan từng được lựa chọn để có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng cung cấp hàng hóa quốc tế đây là một trong những phương thức cuối cùng đối với những tranh chấp trong thực hiện việc kết hợp đồng này. Một trong các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết và tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí để hoàn tất việc thụ lý giải quyết. Bản án của Tòa án khi được đưa ra sẽ có tính cưỡng chế để thi hành đối với các bên;
– Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cũng là một trong những phương thức điển hình trong lĩnh vực thương mại, bởi phương thức này có những ưu điểm về sự linh hoạt, chủ động giữa các bên, tiết kiệm thời gian và cũng đảm bảo được bí mật;
Về thời gian giải quyết thông qua trọng tài thương mại thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phức tạp và điều kiện thuận lợi khó khăn khi nhà trọng tài giải quyết. Khi các bên đã lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thì phán quyết của trọng tài đưa ra sẽ mang tính chung thẩm, không một cá nhân, tổ chức nào được kháng cáo kháng nghị.