Hiện nay, không phải ai cũng có hiểu biết về pháp luật và biết vận dụng pháp luật. Vì thế mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay. Vậy khi các bên thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật thì hợp đồng được ký kết như thế nào, hình thức và nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là gì?
Theo Điều 513 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hoạt động
Như vậy hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là sự thỏa thuận giữa bên tư vấn và bên nhận tư vấn về các nội dung liên quan đến vấn đề tư vấn, theo đó bên tư vấn sẽ thực hiện việc tư vấn pháp luật cho bên yêu cầu và bên yêu cầu tư vấn sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên tư vấn.
Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật bao gồm:
– Thông tin của bên tư vấn và bên yêu cầu tư vấn;
– Đối tượng của hợp đồng: là nội dung tư vấn của hợp đồng;
– Phạm vi tư vấn, phương thức tư vấn và thời hạn tư vấn: phạm vi và phương thức và thời hạn được hai bên thỏa thuận;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên: các quyền của bên tư vấn như yêu cầu bên nhận tư vấn cung cấp đầu đủ tài liệu, thanh toán phí.. bên tư vấn phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung tư vấn đã quy định; bên nhận tư vấn có quyền nhận được kết quả tư vấn, có nghĩa vụ cung cấp tài liệu và thanh toán phí tư vấn…
2. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật:
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là bên tư vấn và bên nhận tư vấn.
Bên tư vấn có thể là trung tâm tư vấn pháp luật hoặc người tư vấn pháp luật.
– Đối với trung tâm tư vấn pháp luật, Theo Điều 5
“1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.”
Theo Điều 18
“1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.”
Bên nhận tư vấn là cá nhân, tổ chức, pháp nhân có nhu cầu tư vấn, bên nhận tư vấn tìm đến bên tư vấn để được nhận tư vấn.
Đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên là việc tư vấn. Bên tư vấn sẽ thực hiện tư vấn những nội dung mà bên tư vấn yêu cầu, bên nhận tư vấn sẽ tham khảo ý kiến tư vấn và trả tiền dịch vụ cho bên tư vấn.
3. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật:
Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí, tư vấn các vấn đề bên nhận tư vấn đưa ra và giao kết quả cho bên thuê tư vấn.
Hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là hợp đồng có đền bù. Bên thuê tư vấn phải trả tiền công cho bên tư vấn, khi bên tư vấn đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận.
Hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là hợp đồng song vụ. Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê tư vấn, bên thuê tư vấn có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên tư vấn.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên tư vấn pháp luật:
Theo Điều 23 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
– Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
– Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
– Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
– Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
– Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
5. Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______***_______
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
SỐ:…./20…./………
Hợp đồng này được lập ngày …tháng … năm 20……, tại ……………….. giữa các bên sau đây:
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN……….
– Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà ……….
– Chức danh:…..
– Địa chỉ:………….
– Mã số thuế:……
BÊN B: CÔNG TY LUẬT……….
Người đại diện Ông/Bà………..
– Chức vụ:…..
– Địa chỉ trụ sở:…….
– Mã số thuế:……….
Hai bên thống nhất và ký kết hợp đồng này với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng
Bên B tư vấn và thực hiện ………….. theo yêu cầu của bên A với nội dung chi tiết nêu tại Điều 2 và với Phí tư vấn nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này.
Điều 2. Phạm vi tư vấn, Phương thức tư vấn và Thời hạn tư vấn
2.1 Phạm vi tư vấn:
Phạm vi tư vấn gồm các công việc sau đây:
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc cho Bên A trước khi tiến hành ;
– Soạn thảo hồ sơ và thay mặt Bên A tiến hành cho Bên A tại
– Tư vấn và tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện các đối với chi cục ;
2.2 Phương thức tư vấn:
– Tư vấn trực tiếp cho Bên A.
– Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cho Bên A.
– Thay mặt Bên A tiến hành các thủ tục tại cơ quan chức năng.
2.3 Thời hạn tư vấn: Thời hạn tư vấn được tính từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm hay bên ký
Điều 3. Phí tư vấn và Phương thức thanh toán
Phí tư vấn: Phí tư vấn cho các công việc nêu tại các Điều 2 được tính trọn gói là …000.000VNĐ (bằng chữ: ………….triệu đồng), đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
Thời hạn thanh toán phí tư vấn:
Phí tư vấn sẽ được Bên A thanh toán cho Bên B thành (02) hai đợt như sau:
Thanh toán đợt 1: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền là:…000.000 VNĐ (bằng chữ: ….triệu đồng) tại ngày hai bên ký kết Hợp đồng này.
Thanh toán đợt cuối: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền còn lại là …000.000 VNĐ (bằng chữ: ………..triệu đồng) sau khi bên B bàn giao kết quả theo yêu cầu cho bên A.
Cách thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt
Đồng tiền thanh toán: là tiền đồng Việt Nam.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Ngoài các quyền và nghĩa vụ thuộc về từng bên được quy định tại các Điều khoản khác của Hợp đồng này, mỗi bên còn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, cụ thể như sau:
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
– Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin và tài liệu kèm theo theo hướng dẫn của Bên B. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác về các nội dung liệu cung cấp cho Bên B.
– Thanh toán cho Bên B phí tư vấn đầy đủ, đúng thời hạn, đúng phương thức mà hai bên thống nhất tại Điều 3 của Hợp đồng.
– Phối hợp kịp thời với Bên B trong việc tiến hành các hạng mục công việc yêu cầu sự có mặt bắt buộc của Bên A.
– Yêu cầu Bên B thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên B theo quy định tại Hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
– Thực hiện đúng và đủ các nội dung tư vấn đã quy định trong hợp đồng với điều kiện Bên A đáp ứng đầy đủ quy định của Pháp luật.
– Được nhận thanh toán đủ và đúng thời hạn từ Bên A phí tư vấn.
– Bàn giao cho Bên A kết quả công việc với điều kiện Bên A tuân thủ quy định về việc thanh toán Phí tư vấn và phối hợp kịp thời với Bên B trong tiến hành các thủ tục bắt buộc phải có sự hiện diện của người đại diện theo pháp luật của Bên A.
– Báo trước cho Bên A có mặt tại cơ quan chức năng trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có sự hiện diện của Bên A.
– Yêu cầu Bên A thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên A theo quy định tại Hợp đồng này.
– Hợp đồng này được lập thành (02) bốn bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) hai bản gốc.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)
6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
Bên tư vấn và bên sử dụng dịch vụ tư vấn tức bên A và bên B ghi rõ tên, người đại diện, chức vụ, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
Đối tượng hợp đồng: ghi rõ nội dung tư vấn mà hai bên đã thỏa thuận;
Phí tư vấn và phương thức thanh toán được hai bên thỏa thuận và ghi đúng, chính xác;
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật.