Việc trợ giúp xã hội cũng được thể hiện qua hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội. Hợp đồng quy định những điều khoản liên quan đến trợ giúp xã hội giữa cơ sở trợ giúp xã hội đối với các đối tượng được trợ giúp. Vậy pháp luật quy định về hợp đồng này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội là gì?
Trợ giúp xã hội được hiểu là những sự giúp đỡ, trợ giúp của cộng đồng, của Nhà nước đến với các đối tượng yếu thế trong xã hội thông qua hình thức hỗ trợ về điều kiện sinh sống, về vật chất để các đối tượng trong diện được trợ giúp có thể phát huy khả năng tự bản thân lo liệu được cuộc sống, vượt qua được những khó khăn, và có thể dần tái hòa nhập vào cộng đồng.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội là sự thỏa thuận giữa cơ sở trợ giúp xã hội với đại diện của đối tượng được trợ giúp xã hội về những quy định liên quan đến việc trợ giúp xã hội đối với đối tượng được trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ cấp xã hội được ký kết thể hiện sự trợ giúp của cộng đồng, của Nhà nước đến với các đối tượng yếu thế trong xã hội thông qua hình thức hỗ trợ về điều kiện sinh sống, về vật chất để các đối tượng trong diện được trợ giúp có thể phát huy khả năng tự bản thân lo liệu được cuộc sống.
2. Mẫu hợp đồng cung cấp trợ giúp xã hội:
Mẫu số 08
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN TÊN CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …./HĐ-…. | …., ngày… tháng… năm… |
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Chăm sóc, trợ giúp đối tượng tại ……….. (tên cơ sở)
Căn cứ Nghị định số…./…/NĐ-CP ngày…tháng…năm… của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Hôm nay, ngày ……… tháng ……… năm 20…, tại……. chúng tôi gồm có:
1. Đại diện (Tên cơ sở), Bên A:
Ông/bà Giám đốc ……. Giám đốc
Ông/bà ……
Ông/bà …….
Địa chỉ: ……
2. Đại diện cho đối tượng, Bên B:
Ông/bà ……….. là ……….
Ông/bà ……….. là ……..
Địa chỉ: ….
Hai bên đã cùng nhau trao đổi thảo luận về việc ký kết hợp đồng chăm sóc, trợ giúp đối tượng với những điều khoản sau:
Điều 1. Trách nhiệm của (Tên cơ sở) ………. tiếp nhận chăm sóc, trợ giúp ông/bà/cháu: ……
(Có hồ sơ cá nhân,
Ông/bà được phân đến ở tại: Phòng …………. nhà ……….. (hoặc tổ, nhóm …………….
Mức sinh hoạt phí …………. đ/ngày (hoặc tháng)
Điều 2. Trách nhiệm của đối tượng: Trong thời gian sống tại ……….. ông/bà phải tuân thủ các nội quy, quy định của cơ sở và tích cực hòa nhập, tham gia các hoạt động chung của cơ sở.
Điều 3. Thời hạn hợp đồng và kinh phí:
1. Thời hạn hợp đồng:
Từ ngày …… tháng …. năm …. đến ngày …. tháng… năm ………
2. Kinh phí:
Bên B có trách nhiệm đóng kinh phí cho bên A theo thỏa thuận giữa hai bên là …………… đồng/tháng. Thời gian đóng ………/lần, lần thứ nhất được thực hiện ngay sau ký Hợp đồng này (chuyển khoản hoặc tiền mặt).
Hợp đồng này được làm thành 04 bản, bên A giữ 03 bản, bên B giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN A GIÁM ĐỐC CƠ SỞ TGXH (Ký, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
Căn cứ hợp đồng: hai bên ghi rõ căn cứ hợp đồng, căn cứ hợp đồng dựa vào nội dung hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào;
Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
Bên cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội và bên đại diện cho đối tượng cần trợ giúp ghi rõ thông tin tên, chức vụ, địa chỉ;
Điều 1: Trách nhiệm của cơ sở tiếp nhận trợ giúp: ghi rõ mức phí sinh hoạt;
Điều 2: Trách nhiệm của người được tiếp nhận về việc tuân thủ các nội quy, quy định của cơ sở trợ giúp;
Điều 3: Thời hạn hợp đồng và kinh phí.
4. Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội):
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) như sau:
Thứ nhất, Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
– Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bao gồm:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;
+ Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
+ Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
– Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Thứ hai, Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
– Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
– Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
– Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ ba, Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ tư, Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
Thứ năm, Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
– Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
– Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.