San lấp mặt bằng (Ground Filling) là loại hình dịch vụ thi công chuẩn bị mặt bằng để tiến hành xây dựng công trình. Giải quyết một khoảng đất trống có địa hình tự nhiên lồi lõm khác nhau thành một mặt phẳng. Dùng các trang thiết bị cơ giới đào chỗ cao lấp chỗ thấp.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cung cấp dịch san lấp mặt bằng là gì?
Hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng là sự thỏa thuận của chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ, theo đó bên cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện việc san lấp mặt bằng của một công trình xây dựng nhất định. Hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng chỉ được ký kết khi bên chủ đầu tư có nhu cầu san lấp mặt bằng và có sự thống nhất đồng ý của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng có bản chất là hợp đồng dịch vụ nên sẽ có những nội dung, đặc điểm được quy định tại
Hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng được lập ra nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện dịch vụ san lấp mặt bằng. Ngoài ra, hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng là văn bản pháp lý đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ khi tham gia ký kết hợp đồng. Đồng thời, hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng còn là sơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng của mỗi bên.
2. Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ SAN LẤP MẶT BẰNG
Số: ……. /HĐGK
– Căn cứ Luật xây dựng;
– Căn cứ ..;
– Căn cứ vào năng lực và nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm…, các bên gồm có:
BÊN A: CHỦ ĐẦU TƯ
– Đại diện : Chức vụ:
– Địa chỉ :
– Điện thoại : Fax:
– Mã số thuế :
– Tài khoản :
BÊN B: BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ
– Đại diện : Chức vụ:
– Địa chỉ :
– Điện thoại : Fax:
– Mã số thuế :
– Tài khoản :
Sau khi bàn bạc hai bên đã thoả thuận và thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc và tiến độ thi công
1.1 Nội dung thi công:
Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thi công toàn bộ hạng mục san lấp mặt bằng ở …..
1.2 Các tài liệu kèm theo:
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
2. Tổng hợp khối lượng và giá trị trúng thầu.
3. Hồ sơ bản vẽ thiết kế được duyệt.
4. Các tài liệu khác có liên quan.
1.3 Thời gian thi công và hoàn thành:
Thời gian thi công và hoàn thành: … tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Điều 2: Giá trị và hình thức thanh toán
2.1 Giá trị tạm tính:
– Đơn giá và khối lượng (có bản chi tiết kèm theo)
Giá trị hợp đồng (tạm tính) làm tròn: VNĐ
(Bằng chữ : … đồng)
Giá trị thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào khối lượng thực tế được Chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán cho phần việc. Bên B thực hiện nhân với đơn giá quy định ở hợp đồng này.
2.3. Hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 3: Phương thức tạm ứng, nghiệm thu và thanh toán
3.1.Tạm ứng:
3.1.1 Tạm ứng ban đầu:
Khi hợp đồng được ký kết, Bên A sẽ cho Bên B tạm ứng 10% giá trị hợp đồng. Bên B phải có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh ngân hàng tương ứng với số tiền mà Bên A tạm ứng.
3.1.2 Tạm ứng trong quá trình thi công:
Trong quá trình thi công nếu Bên B đề nghị Bên A tạm ứng thì sẽ phải có tài sản thế chấp tương đương với số tiền tạm ứng. Lãi suất Bên B phải chịu cho số tiền này bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm tương ứng cộng thêm 0.7%.
3.2. Nghiệm thu, thanh toán:
3.2.1 Nghiệm thu:
– Tuân thủ các quy định về thủ tục, quy trình nghiệm thu thanh toán và quản lý chất lượng công trình của Chủ đầu tư.
– Bên B trực tiếp làm việc với KSTV, KS hiện trường, KS thí nghiệm. Ban điều hành dự án và các cơ quan có liên quan để nghiệm thu các khối lượng đã thực hiện.
– Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế. Đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
3.2.2 Thanh toán:
Sau khi Bên A được Chủ đầu tư thanh toán thì Bên A sẽ trả cho Bên B 100% giá trị thanh toán. Sau khi đã trừ tạm ứng, trừ bảo hành, các khoản trích nộp theo tỷ lệ và các khoản mà Bên A đã chi hộ Bên B.
Khi Bên B nhận tiền tạm ứng từ Bên A mà chưa vượt quá tổng số tiền Bên B được hưởng theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ mà Chủ đầu tư đã tạm ứng cho Bên A. Bên B sẽ được hưởng lãi cho khoản tiền chênh lệch giữa số tiền được hưởng với số nhận tạm ứng theo lãi suất tiền gửi của Ngân hàng tại thời điểm Bên B phát sinh có. Ngược lại trong trường hợp Bên B vay quá sẽ phải chịu các khoản lãi vay theo quy định từ thời điểm Bên B phát sinh nợ.
Sau khi quyết toán Công trình và hoàn công được Chủ đầu tư xác nhận. Bên A tạm thời giữ lại tiền bảo hành công trình theo mức giữ lại của Chủ đầu tư (thời gian tính bảo hành bắt đầu từ khi Bên B hoàn công xong cộng với thời gian bảo hành theo quy định của dự án).
Bên nhận khoán chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành. Và được Chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
Điều 4: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Bên B phải thực hiện thế chấp theo quy định của Bên A hoặc theo hình thức khác được Bên A chấp thuận.
Trong trường hợp Bên B vì lý do khách quan không đảm bảo thi công kịp tiến độ của dự án. Bên A sẽ ký hợp đồng giao đơn vị thi công khác có năng lực (sau đây gọi là đơn vị thứ 3) thi công các hạng mục Bên B không đảm đương được. Bên A sẽ giữ lại các khoản thu tại Điều 2.1 tương ứng với giá trị các hợp đồng với đơn vị thứ 3 (nếu có).
Trong trường hợp phần thu từ các hợp đồng với đơn vị thứ 3 là giá trị Bên A thu của Bên B tại Điều 2.1. Thì Bên B được hưởng phần thu chênh lệch còn lại. Ngược lại Bên B phải bù chi phí để đảm bảo đủ các khoản thu của Bên A tại Điều 2.1.
Trong trường hợp Bên B chậm tiến độ vì lý do chủ quan. Bên A sau 3 lần nhắc nhở bằng văn bản nếu thấy không chuyển biến sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với Bên B. Và không thanh toán phần khối lượng đang thi công dở dang cho Bên B. Bên A sẽ ký hợp đồng giao đơn vị khác thi công phần việc còn lại. Mọi thiệt hại về kinh tế Bên B phải chịu hoàn toàn.
Điều 5: Thưởng phạt hợp đồng
5.1. Thưởng hợp đồng:
Nếu bên B thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng (những hạng mục Bên B thi công) dẫn đến việc Chủ đầu tư thưởng hợp đồng thì Bên B sẽ được hưởng.
5.2. Phạt hợp đồng:
Nếu bên B thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng (những hạng mục Bên B thi công) dẫn đến việc Chủ đầu tư. Tổng công ty phạt hợp đồng theo điều kiện hợp đồng chính. Thì Bên B sẽ phải gánh chịu toàn bộ số tiền phạt này.
Điều 6: Trách nhiệm của các bên
6.1. Trách nhiệm và quyền lợi của Bên A:
– Cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt và các tài liệu khác có liên quan cần thiết đến gói thầu để bên B triển khai thi công.
– Làm việc với Chủ đầu tư, Tổng công ty, Ban điều hành dự án về các vấn đề có liên quan theo đề xuất của đội.
– Thường xuyên đôn đốc giám sát, kiểm tra chất lượng, kỹ thuật, khối lượng và tiến độ thi công.
– Thanh toán với Chủ đầu tư về các khối lượng mà Bên B đã thi công.
– Thanh toán kịp thời cho Bên B theo đúng Điều 3 của bản hợp đồng này
– Phối hợp với bên B hoàn thiện các thủ tục của hồ sơ hoàn công và trình duyệt quyết toán công trình khi công trình hoàn thành.
– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt công việc giao khoán hoặc tăng cường đội thi công. Trong trường hợp bên B triển khai thi công không đảm bảo tiến độ thi công như đã ký kết theo Điều 4 của hợp đồng.
– Bên A có quyền sử dụng chế tài và các biện pháp tích cực đối với bên B. Khi bên B không tuân thủ đúng các nội dung hợp đồng này và các quy định khác của Công ty.
6.2. Trách nhiệm và quyền lợi của Bên B:
– Nộp thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh ngân hang đảm bảo nghĩa vụ thi công cho Bên A theo quy định ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng.
– Khi mua sắm các loại vật tư, nhiên liệu, thanh toán tiền lương, tiền chi phí máy thi công. Bên B phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong trường hợp khi kết thúc công trình, nếu cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan có chức năng kiểm tra. Phát hiện sai sót, cắt khối lượng và loại khỏi chi phí hợp lý hợp lệ thì Bên B phải hoàn toàn chịu.
– Lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công trình Bên A và các cơ quan hữu quan.
– Có quyền đề xuất Bên A ký các hợp đồng với nhà cung cấp theo đề xuất của mình.
– Trực tiếp làm hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình và các vấn đề có lien quan tới dự án.
– Thi công đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và quy định kỹ thuật của dự án.
– Chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật và chất lượng xây lắp công trình.
– Báo cáo định kỳ 1 tháng/1 lần về Công ty theo các biểu mẫu của Công ty và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
– Trong quá trình thi công nếu Bên B gây ra các hư hỏng, thiệt hại về người, tài sản và công trình của một trong hai bên hoặc của bên thứ ba. Bên B phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải sửa chữa, đền bù các hư hỏng, thiệt hại trên bằng kinh phí của mình.
– Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình trong thời gian bảo hành, nếu có hư hỏng thì phải bỏ kinh phí sửa chữa lại.
– Tự chịu trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
– Chịu toàn bộ chi phí liên quan đến nghiệm thu thanh toán và hoàn công công trình. Trong trường hợp khi các cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện sai sót trong hồ sơ nghiệm thu. Cắt khối lượng và giá trị thanh toán thì Bên B phải chịu.
– Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác cùng thi công trên tuyến.
– Báo cáo định kỳ theo qui định của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.
– Hoàn tất các thủ tục tài chính theo quy định của Bên A.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và Bên A.
– Bên nhận khoán không được giao quyền và nghĩa vụ theo văn bản giao khoán với bất cứ hình thức nào cho bên thứ 3 mà không được chấp thuận của bên giao khoán.
– Bên nhận khoán có trách nhiệm làm đầy đủ biên bản nghiệm thu, bản quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Bản vẽ hoàn công, quyết toán kinh phí và phối hợp với bên giao khoán thanh toán công trình trong thời hạn 20 ngày kể từ khi công trình được bàn giao.
– Bên B phải tiến hành đầy đủ các thí nghiệm theo quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
– Khi thuê lao động ngoài để phục vụ thi công phải ký
– Đội thi công được phép sử dụng các xe máy thiết bị do Công ty giao cho đội quản lý để phục vụ thi công và phải trích nộp khấu hao ca máy theo quy định của Công ty. Trong trường hợp Công ty không có xe máy phục vụ thi công thì đội được quyền thuê xe máy ngoài theo điều trên (ý 2, mục 6.2).
Điều 7: Điều khoản chung
– Văn bản này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo mật.
– Hai bên thực hiện cam kết đúng các Điều khoản trong hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hai bên cam kết hết sức hợp tác hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành hợp đồng, nếu có vấn đề tranh chấp thì hai bên chủ động thương lượng giải quyết, khi cần sẽ lập
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên A thanh lý hợp đồng với Chủ đầu tư và Bên B. Hợp đồng được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản để cùng thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng yêu cầu bên chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin như: tên, số điện thoại, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản,…
Điều 1. Nội dung của hợp đồng ghi cụ thể công việc mà bên cung cấp dịch vụ cần thực hiện, các tài liệu kèm theo và thời gian thi công và hoàn thành công việc.
Điều 2. Ghi cụ thể giá trị tạm ứng hợp đồng cả bằng chữ và bằng số. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
Điều 3. Các bên đàm phán với nhau và đưa ra những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Điều 4. Thưởng phạt hợp đồng: Nếu các bên thực hiện đúng với những quy định của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm vật chất nhất định.
Điều 5. Trách nhiệm của các chủ thể trong hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng sẽ được quy định rõ ràng dựa trên những quy định của
Văn bản này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo mật. Hai bên thực hiện cam kết đúng các Điều khoản trong hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu có vấn đề tranh chấp thì hai bên chủ động thương lượng giải quyết, khi cần sẽ lập
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;