Các tổ chức hỗ trợ pháp lý ra đời để đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp luật. Và bên yêu cầu dịch vụ và bên thực hiện dịch vụ sẽ ký kết với nhau hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn. Vậy hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn là gì?
Mục lục bài viết
1. Trợ giúp pháp lý là gì?
Theo quy định tại Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.”
Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý:
– Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
– Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
– Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
– Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Theo Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về các đối tượng được trợ giúp pháp lý:
“1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.”
2. Hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn là gì?
Hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn là sự thỏa thuận của bên hỗ trợ pháp lý và bên nhận hỗ trợ pháp lý về việc hỗ trợ pháp lý dài hạn. Hợp đồng được lập ra khi có sự thống nhất của các bên việc việc hỗ trợ pháp lý dài hạn. Hợp đồng là văn bản giúp cho việc hỗ trợ pháp lý được diễn ra một cách hợp pháp, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Ngoài ra hợp đồng cũng chính là căn cứ pháp lý để giúp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn:
– Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
– Mục đích hợp đồng
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
– Thời hạn hợp đồng
– Thù lao và phương thức thanh toán.
– Hiệu lực của hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—– *** —–
Hà Nội, ngày …… tháng …. năm ….
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DÀI HẠN
Số…./HDDVPL
Bên A (Bên yêu cầu dịch vụ) CÔNG TY ……….
Do Ông/Bà:……….Giám đốc Công ty làm đại diện
Địa chỉ: ………..
Điện thoại: (04) ….
Fax: (04) …………..
Email: ………………
Bên B (Bên thực hiện dịch vụ) CÔNG TY ……………………..
Do Ông/Bà:…………Giám đốc Công ty làm đại diện
Địa chỉ: ………..
Điện thoại: (04) ………..
Fax: (04) …………
Email: …………….
Cùng nhau thỏa thuận ký kết Hợp đồng với những điều khoản sau:
Điều 1 – Mục đích hợp đồng
1. Theo yêu cầu của Bên A, Bên B nhận tư vấn và trợ giúp pháp lý dài hạn cho Bên A với các công việc cụ thể sau:
1.1 Cung cấp văn bản pháp quy (Nghị định, quyết định, thông ty, quy chế) liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
1.2 Tư vấn cách hành xử của doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước (Với các Bộ, Sở chuyên ngành, cơ quan chủ quản, Thanh tra, Quản lý thị trường,
1.3 Hướng dẫn các thủ tục liên kết kinh doanh, đổi tên doanh nghiệp, bổ sung, thay đổi ngành nghề, vốn điều lệ, trụ sở, giải thể, phá sản, bảo vệ môi trường, đăng ký lao động, lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và nước ngoài, giải quyết tranh chấp…
1.4
1.5 Các dịch vụ tư vấn khác theo yêu cầu của của Bên A;
2. Đối với những tranh chấp tại
Điều 2 – Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Cung cấp dịch vụ chính xác, kịp thời cho bên A;
2. Chỉ định luật sư hoặc cán bộ pháp lý chuyên trách sẵn sàng có mặt khi Bên A yêu cầu để thực hiện công việc; đối với công việc tư vấn, phải có mặt muộn nhất sau 24 giờ khi bên A gọi điện yêu cầu.
3. Trong trường hợp cần thiết, chỉ định luật sư cùng Bên B tham gia làm việc với cơ quan hữu quan để đảm bảo hiệu quả công việc;
4. Chịu trách nhiệm bảo mật tất cả các thông tin và tài liệu do Bên B cung cấp.
Điều 3 – Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn của các tài liệu đã cung cấp;
2. Được quyền thay đổi luật sư hoặc cán bộ pháp lý chuyên trách do Bên B chỉ định khi xét thấy luật sư này không phù hợp hoặc kết quả tư vấn của họ không hiệu quả; có quyền phạt khi nhân sự bên B không có mặt đúng thời gian quy định.
3. Thanh toán cho Bên B theo quy định tại điều 5 của hợp đồng này.
Điều 4 – Thời hạn hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn …….. năm, từ ngày …./…./20…. đến hết ngày ……/…./20….và đương nhiên được gia hạn tiếp nếu các bên không có ý kiến khác tại mỗi thời điểm kết thúc thời hạn.
Điều 5 – Thù lao và phương thức thanh toán
1. Bên A thanh toán cho Bên B thù lao tư vấn là 60.000.000 /01 năm (bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng Việt Nam), tương đương 5.000.000 đồng/tháng, được thanh toán theo quý (3 tháng một lần) vào ngày đầu tiên của quý đó.
2. Thù lao cho công việc nêu tại khoản 1 điều 5 hợp đồng này không bao gồm thuế VAT, chi phí đi lại, ăn, ở ngoài khu vực nội thành Hà Nội của Luật sư được cử để giải quyết công việc. Bên B sẽ xuất hóa đơn GTGT tại thời điểm Bên A thanh toán toàn bộ thù lao tư vấn.
Điều 6 – Điều khoản chung
1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất kỳ khó khăn, trở ngại hoặc vấn đề nào phát sinh, các bên sẽ ngay lập tức cùng nhau bàn bạc tìm biện pháp giải quyết;
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thể được sửa đổi thích hợp theo thoả thuận của các bên;
3. Hợp đồng gồm 02 trang, được lập thành 02 bản tiếng Việt, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A | BÊN B |
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng: yêu cầu bên yêu cầu dịch vụ và bên thực hiện dịch vụ phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết các thông tin về tên, người đại diện- chức vụ, địa chỉ, số điện thoại, Fax, Email,…
Điều 1. Mục đích của hợp đồng: Bên yêu cầu dịch vụ sẽ cung cấp những yêu cầu của mình cho bên thực hiện yêu cầu được biết như:
– Cung cấp văn bản pháp quy (Nghị định, quyết định, thông ty, quy chế) liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
– Tư vấn cách hành xử của doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước (Với các Bộ, Sở chuyên ngành, cơ quan chủ quản, Thanh tra, Quản lý thị trường, Tòa án, Viện kiểm sát, công an và chính quyền địa phương) và với các đối tác, bạn hàng trong quan hệ kinh doanh.
– Hướng dẫn các thủ tục liên kết kinh doanh, đổi tên doanh nghiệp, bổ sung, thay đổi ngành nghề, vốn điều lệ, trụ sở, giải thể, phá sản, bảo vệ môi trường, đăng ký lao động, lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và nước ngoài, giải quyết tranh chấp…
Các yêu cầu của bên yêu cầu dịch vụ phải phù hợp, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và được ghi rõ ràng trong hợp đồng.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của bên thực hiện dịch vụ được quy định trong rõ trong Điều 13, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, các bạn có thể tham khảo vấn đề này. Trong hợp đồng phải ghi nhận đầy đủ những điều khoản đó và phù hợp với nội dung của hợp đồng như: bên yêu cầu dịch vụ phải cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời cho bên thực hiện dịch vụ và chịu trách nhiệm bảo mật tất cả các thông tin và tài liệu cung cấp cho bên thực hiện dịch vụ.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu dịch vụ được quy định ở Điều 8, Điều 9, Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Bên yêu cầu dịch vụ phải thực hiện đầy đủ những quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng như: Cung cấp cho Bên thực hiện dịch vụ đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn của các tài liệu đã cung cấp; thanh toán cho Bên thực hiện dịch theo quy định tại điều 5 của hợp đồng này;…
Điều 4. Thời hạn hợp đồng được bắt đầu từ thời gian nào và kết thúc vào thời điểm nào và đương nhiên được gia hạn tiếp nếu các bên không có ý kiến khác tại mỗi thời điểm kết thúc thời hạn.
Điều 5: Thù lao và phương thức thanh toán sẽ do các bên tự do thỏa thuận với nhau và được ghi nhận trong hợp đồng.
Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất kỳ khó khăn, trở ngại hoặc vấn đề nào phát sinh, các bên sẽ ngay lập tức cùng nhau bàn bạc tìm biện pháp giải quyết.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thể được sửa đổi thích hợp theo thỏa thuận của các bên. Và sau khi thống nhất với nhau về những điều khoản trên và tiến hành việc ký kết hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Trợ giúp pháp lý 2017 sửa đổi, bổ sung 2020.