Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên ( bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng dịch vụ là gì?
Theo Điều 513,
Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ:
+ Là hợp đồng song vụ: Cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
+ Là hợp đồng ưng thuận: Có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về hợp đồng dịch vụ như:
“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 521. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ
Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.”
Nội dung của hợp đồng dịch vụ sẽ được quy định rất chi tiết về việc các bên thỏa thuận về: đối tượng, giá dịch vụ, thời hạn hoàn thành dịch vụ, thời hạn thanh toán,….”
“Điều 519. Trả tiền dịch vụ
1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
2. Hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh trường học là gì?
Hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh trường học là sự thỏa thuận giữa một bên là Trường học và một bên là cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh. Hợp đồng chỉ được lập ra khi có sự đồng ý của các bên tham gia ký kết hợp đồng và ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc đảm bảo vệ sinh trường học. Hợp đồng dọn vệ sinh trường học chính là căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đồng thời còn là cơ sở để giúp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh trường học bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
– Nội dung công việc trong hợp đồng
– Các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
– Điều khoản về thanh toán dịch vụ trong hợp đồng
3. Mẫu hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh trường học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày … tháng … năm……
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ DỌN VỆ SINH
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự;
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào nhu cầu dọn vệ sinh trường học.
Hôm nay, ngày ……… tháng ……… năm………, tại văn phòng Trường……
Chúng tôi gồm :
I/ Đại diện bên A:
Ông (Bà): ……, sinh ngày …/ … / ……..
Số CMND: …… do CA……….cấp, đại diện cho Ban Giám Hiệu trường …..
II/ Đại diện bên B:
Ông (Bà) ….., sinh ngày …/ … / ……..
Số CMND: ……. do CA………., đại diện bên thuê.
Cùng nhau ký kết hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh với các điều khoản sau đây:
Điều 1. Nội dung công việc hợp đồng:
Bên B làm việc cho trường…..theo hình thức hợp đồng dịch vụ vệ sinh môi trường theo công việc
Tại địa điểm: Tại trường……
* Công việc 1 lần/ngày
a) Đối với khu hành chính:
– Quét dọn và dọn vệ sinh văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng (đổ rác, quét mạng nhện, lau bàn ghế, rửa bình trà nước)
– Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị của mỗi phòng gọn gàng đúng nơi quy định
b) Đối với khu vệ sinh của giáo viên và học sinh:
– Dọn nhà vệ sinh của giáo viên và hai khu vệ sinh nam, nữ học sinh (lầu, trệt)
c) Đối với khu vực lớp học
– Quét dọn, vệ sinh lớp học sạch sẽ 1 ngày/lần sau giờ học hoặc trước giờ học của học sinh.
…
Điều 2. Các điều khoản hợp đồng
– Trong trường hợp cán bộ của Trường phản ánh công việc bên B chưa tốt thì đề nghị bên B điều chỉnh. Nếu bên B thấy cán bộ, giáo viên, nhân viên không giữ vệ sinh đúng quy định thì nhắc nhở, phản ánh lại với Ban giám hiệu nhà trường.
– Khi cần mua các dụng cụ cho công việc thì bên B thông báo để bên A chuẩn bị.
– Bên A sẽ thanh toán tiền công 1 tháng/lần cho bên B. Sau 1 năm làm việc, 02 bên có thể thỏa thuận lại mức tiền công.
– Nếu bên A hoặc B muốn chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia trước 4 tuần.
– Bản hợp đồng này có giá trị trong vòng…năm kể từ ngày ký.
…
Điều 3. Tổng số tiền công được hưởng
+ Trong năm học: ……..đồng/tháng
(Ghi bằng chữ: …..ngàn đồng)
+ Thời gian nghỉ hè: (tháng 7, tháng 8 hàng năm): không được hưởng lương.
Hợp đồng này được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, Ban chỉ huy Công đoàn giữ 01 bản.
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng dịch vụ dọn vệ sinh trường học:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu bên Trường học và bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh điền đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), Người đại diện và chức vụ của người đại diện. Các bên cần điều chi tiết những thông tin đó và đảm bảo về chính chính xác của thông tin giống với các giấy tờ bản gốc có liên quan.
Điều 1. Nội dung công việc trong hợp đồng: Bên Trường học sẽ cung cấp những công việc mà bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh như công việc đối với khu hành chính, đối với khu vệ sinh của giáo viên, học sinh, đối với khu vực lớp học,…..
Điều 2. Điều khoản của hợp đồng:
– Trong trường hợp cán bộ của Trường phản ánh công việc bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh chưa tốt thì đề nghị bên B điều chỉnh. Nếu bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh thấy cán bộ, giáo viên, nhân viên không giữ vệ sinh đúng quy định thì nhắc nhở, phản ánh lại với Ban giám hiệu nhà trường.
– Khi cần mua các dụng cụ cho công việc thì bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh thông báo để bên Trường học chuẩn bị.
– Bên Trường học sẽ phải thanh toán tiền công cho bên cá nhân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh.
Quyền lợi và Nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ được quy định rõ ràng trong Bộ Luật dân sự 2015, các bạn có thể tham khảo chi tiết vấn đề này để tiện cho việc soạn thảo hợp đồng:
“Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.”
Trong quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những bất lợi phát sinh nên các bên tham gia hợp đồng cần chủ động thông báo với nhau về việc này để kịp thời tìm cách giải quyết. Các bên có thể tự hòa giải với nhau nhưng trong trường hợp không thể tự thương lượng được thì phải đưa tranh chấp đó ra Tòa để giải quyết.
Mọi quyết định của Tòa có tính bắt buộc đối với các bên tham gia hợp đồng. Đồng thời việc này cũng giúp đảm bảo quyền lợi và việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Hình thức và nội dung của hợp đồng dịch dọn vệ sinh cần chính xác và đầy đủ theo quy định của các văn bản pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015,