Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, thực tế nhiều doanh nghiệp không thể duy trì hoặc muốn tặng cho doanh nghiệp tư nhân thì hoàn toàn có quyền thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định. Vậy, Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân mới nhất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
” 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Như vậy pháp luật đã nêu rõ về khái niệm doanh nghiệp tư nhân, Đối với một trường hợp cụ thể nào đó doanh nghiệp tư nhân muốn thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp có thể là thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện theo hình thức mua bán hoặc tặng cho. Việc ký kết hai loại hợp đồng tặng cho và hợp đồng mua bán này không bắt buộc phải công chứng vì luật không quy định và khi chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân, người nhận chuyển nhượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Với mục đích khác nhau trong trường hợp cụ thể nhưng chung quy thì việc chuyển nhượng là để công ty tiếp tục đư ợc duy trì hoạt động.
Theo đó Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân là mẫu được đề ra với các điều khoản chuyển nhượng và thỏa thuận bàn giao việc chuyển nhượng cho chủ mới của doanh nghiệp.
2. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (1)
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HOẶC TẶNG, CHO (2)
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …., tại trụ sở Doanh nghiệp tư nhân …, địa chỉ số ……, đường ….., phường …, thành phố …, tỉnh …
1. Bên bán hoặc tặng, cho:
Họ và tên: …… Giới tính:
Sinh ngày: …… Dân tộc: ….. Quốc tịch: ……
Chứng minh nhân dân số: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Hiện là chủ Doanh nghiệp tư nhân
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa):
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: (nếu có):
Mã số doanh nghiệp:
Ngày cấp: ……. Cơ quan cấp:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: … Fax:
Email: …… Website:
Ngành nghề kinh doanh:
Vốn đầu tư: …… đồng.
Trong đó:
Tiền Việt Nam:
Ngoại tệ tự do chuyển đổi:
Vàng:
Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản):
Tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ: ……… (có thể lập thành danh mục riêng)
Tên địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điệm kinh doanh trực thuộc:
3. Bên mua hoặc nhận tặng cho:
Họ và tên: …… Giới tính:
Sinh ngày: …… Dân tộc:…… Quốc tịch:
Chứng minh nhân dân số: …… Ngày cấp: … Nơi cấp:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Hai bên đồng ý thực hiện việc mua bán hoặc tặng, cho doanh nghiệp tư nhân với các thỏa thuận sau:
Điều 1: Bên bán đồng ý bán Doanh nghiệp tư nhân …. với giá bán là ….. đồng (bằng chữ: ….. triệu đồng) cho bên mua.
Hoặc: Bên tặng, cho đồng ý cho, tặng toàn bộ Doanh nghiệp tư nhân ….. cũng như vốn đầu tư và toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp tư nhân…… cho bên nhận tặng, cho.
Việc giao nhận toàn bộ doanh nghiệp, vốn đầu tư nêu trên do hai bên tự thực hiện ngay tại thời điểm ký hợp đồng.
Điều 2: Hai bên có nghĩa vụ thực hiện các vấn đề liên quan đến việc mua bán hoặc tặng, cho doanh nghiệp để bên mua hoặc nhận tặng, cho hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bên B có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của bên A với tư cách là chủ Doanh nghiệp tư nhân …… kể từ ngày hoàn tất việc mua bán hoặc tặng, cho doanh nghiệp, như: sử dụng toàn bộ số lao động hiện có, kế thừa toàn bộ quyền lợi, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản của Doanh nghiệp tư nhân ……..
Điều 3: Sau khi hoàn tất việc mua bán hoặc nhận tặng, cho, mọi sự tranh chấp phát sinh nếu có , hai bên cùng nhau thương lượng, giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có
Điều 4: Hai bên cùng cam kết những thông tin về nhân thân, phần vốn đầu tư bán hoặc tặng, cho không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tư nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc. Bên B đã xem xét kỹ, biết rõ về phần vốn nhận bán hoặc tặng, cho nêu trên và giấy tờ pháp lý liên quan. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 5: Hai bên đã đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng trước khi ký tên vào hợp đồng.
Việc giao nhận số tiền chuyển nhượng, giấy tờ sổ sách chứng từ, con dấu, tài sản , các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân …. do hai bên tự thực hiện ngay tại thời điểm ký hợp đồng trước sự chứng kiến của Ông/Bà ……. (bên thứ 3 chứng kiến).
Điều 6: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký tên và được lập thành 06 (sáu) bản có giá trị như nhau, Ông/Bà ……. (bên bán, tặng, cho) giữ 02 bản, Ông/Bà …… (bên mua, nhận tặng,cho) giữ 02 bản, Ông/Bà ….. (bên chứng kiến) giữ 01 bản và 01 bản nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh ……
Bên bán, hoặc tặng, cho (4) Bên mua, hoặc nhận tặng, cho (5)
Doanh nghiệp tư nhân Ký và ghi rõ họ tên
(Đã nhận đủ…….đồng)
Ký và ghi rõ họ tên
XÁC NHẬN CỦA ÔNG/BÀ…….. BÊN THỨ 3 CHỨNG KIẾN (6)
(Ngày …. tháng ….. năm các bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng theo Hợp đồng)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và chức vụ của bên thứ 3 chứng kiến)
3. Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân:
(1) Ghi quốc hiệu tiêu ngữ
(2) Ghi tên mẫu hợp đồng chuyển nhượng
(3) Ghi đầy đủ nội dung về thông tin của bên chuyển nhượng
(4) Ghi đầy đủ nội dung về thông tin của bên nhận chuyển nhượng
(5) Bên chuyển nhượng (kí và ghi rõ họ tên)
(6) Bên nhận chuyển nhượng (kí và ghi rõ họ tên)
(7) Xác nhận của người chứng kiến
4. Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu để thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu
Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị bản sao công chứng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân mới.
(Trường hợp Quý khách hàng chưa có bản công chứng có thể gửi bản gốc các giấy tờ nêu trên để công ty Luật có thể hỗ trợ công chứng miễn phí).
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi chủ sở hữu
Sau khi nhận được đầy đủ các thông tin từ Quý khách hàng cung cấp gồm: thông tin doanh nghiệp tư nhân, thông tin của chủ doanh nghiệp tư nhân mới. Luật Dương Gia sẽ tiến hành soạn thảo toàn bộ hồ sơ thay đổi chủ sở hữu, cụ thể:
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;
+
+
+ Văn bản ủy quyền cho công ty luật để nộp hồ sơ thay đỏi đang kí kinh doanh
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân
Sau khi chuyển nhượng vốn góp của mình để bán doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh thu nhập tính thuế với cách tính thuế như sau:
+ Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
+ Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn góp
Hồ sơ khai thuế gồm:
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
+ Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
+ Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ khai thuế: Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho công ty đi nộp hồ sơ.
+ Chứng từ liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp: phiếu thu, chi tiền, sổ hạch toán tài khoản 411,111…
+ Giấy giới thiệu.
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và lệ phí công bố thông tin
+ Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu.
+ Doanh nghiệp nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Hồ sơ kê khai thuế sẽ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
+ Chủ sở hữu nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục thay đổi chủ sở hữu
Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia chúng tôi sẽ nhận được kết quả trong thời gian 05-08 ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, 10-15 ngày làm việc đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy chúng ta có thể thấy nếu trong các trường hợp muốn chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho một người khác thì dù với hình thức tặng cho hay mua bán thì đều phải thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định để sang tên doanh nghiệp cho chủ mới một cách hợp pháp và hậu quả pháp lý ở đây là chủ doanh nghiệp mới sẽ có toàn bộ quyền hạn đối với doanh nghiệp này và chủ cũ không phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp phát sinh sau khi đã sang nhượng doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra thì hậu quả pháp lý cần lưu ý đó là sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020