Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm phải thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Dưới đây là Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm 20…
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM
Số: …./20…./HĐ…
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào nhu cầu mua và bán của hai bên.
Hôm nay, ngày … tháng… năm 20…. tại………. Chúng tôi gồm:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG ( Sau đây gọi tắt là bên A):
Ông/bà:……… Sinh ngày:……….
CCCD/CMND số:……… Ngày cấp:……… Nơi cấp:………….
Số điện thoại:………
Cùng vợ/ chồng là Bà/ Ông:………. Sinh ngày:………..
CCCD/CMND số:……… Ngày cấp:……… Nơi cấp:………….
Số điện thoại:………
Có cùng đăng ký hộ khẩu thường trú:………
Địa chỉ hiện nay: …………
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ( Sau đây gọi tắt là bên B):
Ông/bà:……… Sinh ngày:……….
CCCD/CMND số:……… Ngày cấp:……… Nơi cấp:………….
Số điện thoại:………
Cùng vợ/ chồng là Bà/ Ông:………… Sinh ngày:………..
CCCD/CMND số:……… Ngày cấp:……… Nơi cấp:………….
Số điện thoại:………
Có cùng đăng ký hộ khẩu thường trú:………
Địa chỉ hiện nay: …………
Bằng hợp đồng này bên A đã thoả thuận bán cho bên B quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các điều khoản sau đây:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của Hợp đồng chuyển nhượng là Quyền sử dụng đất đối với thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, hoa màu khác gắn liền với đất, cụ thể như sau:
– Diện tích: … m2 (Bằng chữ: … mét vuông)
– Thửa đất số: ….. Tờ bản đồ: …..
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: Số ………
– Ngày vào sổ: Ngày … tháng … năm ….
– Địa chỉ thửa đất: ……
– Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm
– Thời hạn sử dụng: ………
– Nguồn gốc sử dụng: ……..
Điều 2: Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm
– Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất: ………….. đồng (Bằng chữ:……. đồng);
– Giá chuyển nhượng tài sản trên đất (cây lâu năm và tài sản khác có trên đất): ………. đồng (Bằng chữ:……….. đồng);
– Tổng giá trị chuyển nhượng: ………….. đồng (Bằng chữ:……. đồng);
– Số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A: ………….. đồng (Bằng chữ:……. đồng);
– Bên B có trách nhiệm thanh toán số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trông cây lâu năm cho bên A thành 03 đợt:
+ Đợt 1 vào ngày…… tháng….. năm…. : Bên B đã đặt cọc cho bên A số tiền là:……… đồng (Bằng chữ:…… đồng);
+ Đợt 2 vào ngày…… tháng….. năm…. tại thời điêm Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng : Bên B thanh toán cho bên A số tiền là:……… đồng (Bằng chữ:…… đồng);
+ Đợt 3 vào ngày…… tháng….. năm…. khi bên B nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Bên B đặt cọc cho bên A số tiền là:……… đồng (Bằng chữ:…… đồng);
– Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A thông qua hình thức chuyển khoản đến số tài khoản sau:
Số tài khoản:…….
Chủ tài khoản:……
Ngân hàng:…….
Điều 3: Việc giao và đăng ký quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm
– Bên A có trách nhiệm phải chuyển giao đủ diện tích, đúng hiện trạng và các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng và các tài sản kèm theo cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng này có hiệu lực;
– Bên A có trách nhiệm nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật;
– Bên B có trách nhiệm thanh toán đủ tiền, đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã cam kết;
– Bên B có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ.
Điều 4: Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên ưu tiên lựa chọn phương thức cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp các bên không thể tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Cam kết của các bên
Hai bên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
Những thông tin về nhân thân, về đối tượng của hợp đồng đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Thửa đất thuộc trường hợp được mua bán quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm cho thi hành án;
+ Không có giấy tờ quyền sử dụng đất nào khác giấy tờ nêu tại Điều 1 của bản Hợp đồng này;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
– Những nhân thân đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem kỹ, biết rõ về đối tượng của hợp đồng nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ liên quan đến đối tượng của hợp đồng;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này
Điều 6: Các cam kết khác
– Bên nào không thực hiện những nội dung đã thoả thuận và cam kết nói trên thì bên đó phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.
– Các cam kết khác…………
– Hợp đồng này lập tại ……….. ngày …. tháng … năm … thành ……. bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày công chứng.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) | Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Tại sao khi chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm phải lập Hợp đồng có công chứng/chứng thực?
Đất trồng cây lâu năm là bất động sản, thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được lập thành Hợp đồng cụ thể và có công chứng/ chứng thực. Trừ trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b điều này không phải thực hiện công chứng/ chứng thực.
Theo đó, khi thực hiện giao kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất sẽ thực hiện công chứng tại Phòng công chứng- là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp hoặc Văn phòng công chứng tư nhân hoặc Chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi có đất.
3. Trình tự, thủ tục công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 đã nêu tại mục 2 của bài viết này và những quy định có liên quan của
Theo đó, việc công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm:
Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho bên tặng cho;
– Dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên đã lập (nếu có). Nếu không có Dự thảo này thì các bên có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hỗ trợ soạn thảo giúp mình;
– Bản sao giấy tờ tuỷ thân của bên tặng cho và bên nhận tặng cho như: Căn cước công dân, Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân như: Giấy đăng ký kết hôn nếu đã kết hôn hoặc Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân xác nhận việc độc thân do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn cấp;
– Giấy tờ uỷ quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tới tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trên thì các bên sẽ nộp hồ sơ tại Tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.
Các bên có thể lựa chọn Văn phòng công chứng tư hoặc Phòng công chứng- đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp nơi có đất để thực hiện công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm. Nếu các bên đã soạn thảo Hợp đồng và muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng thì có thể đến trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường nơi có đất để chứng thực.
Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng:
Tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các bên. Việc thực hiện công chứng có thể được chia thành 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng soạn trước:
Trong trường hợp này, công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng của các bên cung cấp. Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo là công chứng vào dự thảo Hợp đồng và được công nhận là Hợp đồng chính thức. Nếu Hợp đồng chuyển nhượng không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng trước:
Trường hợp này các bên không có dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì các bên có quyền yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên.
Sau khi soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng thì các bên có quyền yêu cầu công chứng viên đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng. Nếu đồng ý với bản Hợp đồng mà công chứng viên soạn thảo thì người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng, phải ký trước mặt công chứng viên. Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu. Cuối cùng, công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: