Khi cho thuê bất động sản nói chung hay cho thuê đất công ích nói riêng, thì các bên đều kí hợp đồng để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Nhiều người thắc mắc cách soạn thảo một hợp đồng cho thuê đất công ích như thế nào cho đúng pháp luật. Dưới đây là: Mẫu hợp đồng cho thuê đất công ích của ủy ban nhân dân xã mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng cho thuê đất công ích của ủy ban nhân dân xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… , ngày … tháng … , năm …
HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT CÔNG ÍCH
(Số:…/HĐTĐCI)
Hôm nay, tại … Chúng tôi gồm các bên như sau:
Bên cho thuê đất: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn … (sau đây gọi là Bên A)
– Đại diện: … Sinh năm: …
– CMND/CCCD số: … Cấp ngày: … Tại: …
– Chức vụ: …
– Địa chỉ thường trú: …
– Số điện thoại liên lạc: …
Bên thuê đất: (sau đây gọi là Bên B)
– Ông (bà): … Sinh năm: …
– CMND/CCCD số: … Cấp ngày: … Tại: …
– Nghề nghiệp: …
– Địa chỉ thường trú: …
– Số điện thoại liên lạc: …
Hai bên thống nhất thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, tự nguyện ký kết hợp đồng này với những điều khoản sau:
Điều 1. Thửa đất cho thuê và tài sản khác gắn liền với đất
1.1. Thửa đất cho thuê:
– Diện tích đất cho thuê: … m2
– Loại đất: Đất công ích thuộc địa phận xã/phường/thị trấn …
– Thửa số: …
– Tờ bản đồ số: …
– Thời hạn sử dụng đất còn lại: …
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: do …
cấp ngày … tháng … năm …
1.2. Tài sản gắn liền với đất (nếu có): …
Tình trạng tài sản: …
Điều 2. Thời hạn cho thuê
Thời gian cho thuê đất là: …
Thời hạn bắt đầu tính từ ngày … tháng … năm … và kết thúc vào ngày … tháng … năm …
Điều 3. Giá trị của hợp đồng thuê đất
Số tiền thuê đất (bằng số) là: … đồng/năm (tháng).
(Bằng chữ: …)
Điều 4. Thời điểm, phương thức thanh toán
4.1. Thời điểm thanh toán: Từ … đến …
4.2. Phương thức thanh toán:
Trực tiếp hoặc chuyển khoản qua:
– Số tài khoản: …
– Thuộc ngân hàng: …
– Chi nhánh: …
– Tên chủ tài khoản: …
Điều 5. Điều khoản cam đoan giữa các bên
5.1. Bên cho thuê bàn giao đất cho bên thuê theo đúng thời gian, diện tích và hiện trạng đất đã ghi trong hợp đồng này.
5.2. Bên thuê trả tiền thuê đất cho bên cho thuê theo đúng thời điểm và phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng này.
5.3. Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới, không huỷ hoại làm giảm giá trị của đất.
5.4. Trả lại đất cho bên cho thuê khi hết hạn thuê, đúng diện tích, đúng hiện trạng đã ghi trong hợp đồng này.
5.5. Bên nào không thực hiện những nội dung đã cam kết ghi trong hợp đồng thì bên đó phải bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
5.6. Cam kết khác (nếu có): …
Hợp đồng này lập thành … bản và có giá trị như nhau.
Có hiệu lực kể từ ngày được Uỷ ban nhân dân … dưới đây xác nhận.
Bên A | Bên B |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) | (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
2. Phần xác nhận của cơ quan nhà nước
Nội dung xác nhận của, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất cho thuê:
– Về giấy tờ sử dụng đất: …
– Về hiện trạng thửa đất: …
+ Loại đất: …
+ Diện tích: …
+ Thuộc tờ bản đồ: …
+ Số thửa đất: …
+ Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp: …
– Về điều kiện cho thuê đất: Thuộc trường hợp được cho thuê đất quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013. … , ngày … tháng … năm …
UỶ BAN NHÂN DÂN
(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng cho thuê đất công:
Nhìn chung thì một hợp đồng thuê đất công ích phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin của bên cho thuê đất và bên thuê đất như người đại diện, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thường trú…;
– Thông tin về mảnh đất là đối tượng của hợp đồng như diện tích, vị trí, ranh giới, mục đích cho thuê, tình trạng tài sản gắn liền với đất…;
– Bên thuê đất có trách nhiệm trả tiền thuê đất theo quy định như giá tính tiền thuê đất, tiền thuê đất tính từ ngày tháng năm nào, phương thức nộp tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản do các bên thỏa thuận, thông tin tài khoản trong trường hợp hai bên thống nhất là chuyển khoản…;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, theo đó hai bên phải thực hiện đúng phạm vi quyền và nghĩa vụ đã cam kết;
– Chấm dứt hợp đồng thuê trong trường hợp nào;
– Giá trị pháp lí của hợp đồng phát sinh khi nào;
– Và các điều khoản khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng cho thuê đất công ích có bắt buộc phải công chứng không?
Cho thuê quyền sử dụng đất trong đó có đất cũng là một giao dịch khác không biến trên thị trường quyền sử dụng đất. Hình thức giao dịch này đặc biệt có ý nghĩa đối với những chủ thể không có nhu cầu và không có điều kiện khai thác sử dụng đất nhưng lại không muốn mất đi quyền sử dụng đất thì khi đó họ sẽ cho những chủ thể khác thuê quyền sử dụng đất của mình thì đất không phải để hoang, chủ thể trực tiếp khai thác đất là bên thuê nhưng bên cho thuê vẫn được thụ hưởng lợi ích từ đất thông qua tiền thuế đất mà bên thuê trả cho. Mặt khác đối với những chủ thể có nhu cầu sử dụng đất trong một thời gian nhất định mà không có nhiều vốn để nhận chuyển nhượng thì việc cho thuê đất từ chủ thể khác là hợp lý hơn cả. Như vậy quan hệ thuê và cho thuê được luân chuyển từ nơi không có nhu cầu sao người có nhu cầu làm tăng hiệu quả sử dụng đất
Giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, tại điểm Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rằng, hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
Như vậy, thì hợp đồng cho thuê đất công ích sẽ được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Tức, các bên sau khi lập hợp đồng cho thuê đất công ích thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê đất vẫn là cần thiết, cần được thực hiện, bởi khi công chứng hợp đồng thuê đất sẽ giúp đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra sau này.
4. Hợp đồng cho thuê đất công ích viết tay thì có hiệu lực không?
Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên vì thế khi bên cho thuê và bên thuê quyền sử dụng đất gặp gỡ và nhất trí với nhau về việc thuê thì điều này phải được thể hiện bằng một hợp đồng. Trong hợp đồng ghi nhận tất cả những gì liên quan đến việc thuê đất công ích mà các bên đã thỏa thuận tuy nhiên. Để hợp đồng này được công nhận hiệu lực trước pháp luật và đặc biệt là trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về cả nội dung và hình thức cũng như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Cụ thể là về mặt hình thức thì hợp đồng cho thuê đất công ích phải được lập thành văn bản. Do quyền sử dụng đất là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu và có giá trị khá lớn nên việc pháp luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản là một quyết định hợp lý và đất đai là một lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp thiết trong đời sống thực tế đến hợp đồng bằng văn bản sẽ dễ dàng và rõ ràng hơn trong việc chứng minh khi tranh chấp xảy ra. Với quy định pháp
Ngoài ra thì hợp đồng này cũng phải được phát sinh hiệu lực dựa trên nguyên tắc giao kết tự nguyện bình đẳng, Theo đó thì các bên tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái quy định của pháp luật trái đạo đức xã hội là phải tự nguyện bình đẳng thiện chí hợp tác trung thực và ngay thẳng. Nếu không được giao kết theo đúng nguyên tắc này thì hợp đồng sẽ vô hiệu tức là không có giá trị về mặt pháp lý. Một hợp đồng mà không được pháp luật công nhận thì sẽ gây ra rất nhiều trở ngại, bởi đó chính là chứng thư pháp lý có ý nghĩa rất lớn khi các bạn bước vào giai đoạn thực hiện hợp đồng và trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Vì thế, hợp đồng thuê đất bằng giấy tờ viết tay vẫn có giá trị pháp lý, theo đó thì bên cho thuê đất và bên thuê đất có thể lựa chọn việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê đất hoặc không công chứng, chứng thực theo như phân tích trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.