BOT có vai trò rất lớn trên khía cạnh kinh tế. Cụ thể, việc sử dụng nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để tài trợ cho các dự án BOT đã cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước, cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng BOT là gì?
BOT là viết tắt của cụm từ Bulding – Operate – Transfer nghĩa là Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao. Đây là một trong các loại hợp đồng dựa trên hình thức đối tác công tư (PPP).
Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng BOT xét trên khía cạnh kinh tế có thể làm giảm sức ép vốn đầu tư cho Ngân sách Nhà nước, phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong nước, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ nhất, Hợp đồng BOT được ký kết nhằm thực hiện các dự án xây dựng công trình hạ tầng mà tiêu biểu và thường thấy nhất ở Việt Nam đó là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, các tuyến đường cao tốc. Đây là các dự án đòi hỏi tổng vốn đầu tư lớn lên tới hàng ngàn hoặc chục ngàn tỷ đồng mà ngân sách nhà nước thì có hạn. Do đó lúc này hợp đồng BOT được xem như là một giải pháp hữu hiệu khi vừa giúp cho nhà nước đạt được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng giúp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư xây dựng.
Thứ hai, Hợp đồng BOT giúp xác định quyền và nghĩa vụ ràng buộc đối với các bên. Có thể nói quyền và nghĩa vụ là yếu tố quan trọng cốt yếu của một hợp đồng. Thông qua việc thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, các bên biết được mình sẽ được hưởng những lợi ích gì và phải thực hiện những công việc gì.
Thứ ba, Hợp đồng BOT là cơ sở để giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các bên trong hợp đồng. Dựa vào những thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp mà biết được khi tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết bằng phương thức nào. Hợp đồng BOT cũng là cơ sở để các chủ thể giải quyết tranh chấp đưa ra những quyết định, phán quyết chính xác.
2. Mẫu hợp đồng BOT:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
HỢP ĐỒNG B.O.T
Ngày……tháng……năm……
1. Căn cứ hợp đồng:
– Căn cứ Nghị định số …/……./NĐ-CP ngày …./…../……. của Chính phủ về đầu tư theo hình thức
– Căn cứ yêu cầu thực hiện quy hoạch phát triển (địa phương, ngành) đã được (1) ……….. thông qua ngày … tháng … năm……. (2)
– Căn cứ yêu cầu phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.
2. Giải thích thuật ngữ (3)
III. Đại diện các bên ký hợp đồng
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (4)
2. Doanh nghiệp B.O.T (5)
IV. Nội dung hợp đồng
1. Nhiệm vụ mà doanh nghiệp B.O.T phải thực hiện, trong đó xác định rõ: (6)
2. Yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình (7)
3. Quyền và trách nhiệm về cấp đất, cho thuê đất và bàn giao đất xây dựng công trình (8)
4. Tiến độ thực hiện xây dựng công trình (9)
5. Tiêu chuẩn chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng công trình B.O.T (10)
6. Tổ chức khai thác, sử dụng công trình B.O.T (11)
7. Tiêu chẩn sử dụng, nghĩa vụ đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng công ty B.O.T (12)
8. Các biện pháp và nghĩa vụ của các bên trong bảo vệ môi trường và môi sinh (13)
9. Chế độ ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp B.O.T liên quan đến thực hiên dự án B.O.T (14)
10. Chế độ kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (15)
11. Quy định về chuyển nhượng hợp đồng (16)
12. Bổ sung, sửa đổi nội dung hợp đồng (17)
13. Chấm dứt hợp đồng về việc xử lý kết quả của việc chấm dứt hợp đồng (18)
14. Xử lý tranh chấp hợp đồng (19)
15. Những quy định về chuyển giao (20)
16. Các thủ tục kèm theo (21)
17. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này được lập … (23) bằng tiếng Việt có giá trị như nhau: nơi lưu giữ các bản hợp đồng.
Hợp đồng này ký ngày …tháng…. năm…..dưới sự làm chứng của: … (24)
Ngày …. tháng….năm …..…
Đại diện doanh nghiệp Đại diện cơ quan nhà nước
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng BOT:
(1) Điền tên cơ quan có thẩm quyền thông qua dự án
(2) Điền thời gian yêu cầu quy hoạch phát triển được thông qua
(3) Giải thích các thuật ngữ, khái niệm cơ bản sẽ được sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số ……/……../NĐ-CP, pháp luật hiện hành và ngữ cảnh cụ thể của Hợp đồng dự án.
(4) Điền:
– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Họ tên người đại diện có thẩm quyền
– Địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(5) Điền:
– Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số……. do Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ………….. cấp ngày……………. (đối với trường hợp Nhà đầu tư là Doanh nghiệp Việt Nam hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam).
– Địa chỉ, số điện thoại, fax (nếu có) của doanh nghiệp
– Người đại diện (họ và tên, chức vụ)
Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch của Nhà đầu tư; số giấy phép thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền.
(6) Xác định rõ những vấn đề trong hợp đồng như:
– Tính chất của công trình (Cầu, đường, nhà máy điện, cảng….)
– Tổng mức vốn đầu tư ước tính.
– Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình .
– Loại công nghệ và thiết bị dự tính sử dụng xây dưng và lắp đặt công trình
– Loại dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của công trình
(7) Những yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình các bên có thể thỏa thuận như:
– Tổ chúc khảo sát
– Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế
– Thời gian thiết kế
– Yêu cầu về mức độ chi tiết của thiết kế
– Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế
(8) Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề cấp đất, cho thuê đất và bàn giao đất xây dựng công trình như sau:
– Diện tích và loại đất được cấp hoặc được thuê, mục đích sử dụng
– Thực hiện thủ tục về thuê đất hoặc xin cấp đất
– Giải toả và đền bù về đất, thời hạn giải toả, trách nhiêm giải toả, trách nhiệm trong việc đền bù, thực trạng về diện tích đất khi thuê hoặc được giao
– Thời hạn được thuê hoặc được cấp
– Giá thuê đất hoặc tiền về cấp đất, chế độ miễn, giảm, mức giảm giá thuê đất hoặc giảm tiền trả về cấp đất
(9) Tiến độ thực hiện công việc được thể hiện:
– Thời gian thực hiện đầu tư và thời điểm bắt đầu khai thác sử dụng công trình B.O.T
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tổ chức quản lý xây dựng, lắp đặt công trình
(10)
(11) Các bên thỏa thuận về chế độ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên tắc định giá, phí, mức giá ban đầu, nguyên tắc điều chỉnh giá và phí, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chấp hành các công việc nói trên.
(12) Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình B.O.T, chế độ bảo dưỡng (định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng, mức độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ ,trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng đột xuất, hình thức và cách thức sửa chữa v,v….).
(13) Nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và các quy định có liên quan của pháp luật về đầu tư, xây dựng và môi trường.
(14)
– Thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức
– Thời hạn miễn, giảm thuế doanh thu
– Miễn thuế nhập khẩu áp dụng theo Điều…… Quy chế B.O.T ban hành kèm theo Nghị định số …. CP ngày … tháng … năm.… (Kèm theo danh Mục và số lượng thiết bị, hàng hóa miễn thuế nhập khẩu).
– Các ưu đãi, ưu tiên và hỗ trợ khác (ưu tiên được cấp nước, cấp điện, hình thức, mức độ và điều kiện hỗ trợ trong việc thu phí v.v….).
(15)
– Mục đích kiểm tra
– Đối tượng kiểm tra, giám sát
– Hình thức kiểm tra, giám sát (định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, đột xuất, lý do
(kiểm tra, giám sát đột xuất).
– Quyền, nghĩa vụ của các bên trong thực hiện kiểm tra, giám sát.
(16)
– Quy định về quyền và điều kiện thay đổi cổ đông, hoặc thành viên doanh nghiệp B.O.T.
– Quy định về quyền và điều kiện chuyển nhượng (ví dụ chuyển nhượng phần liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, hoặc chuyển nhượng phần liên quan đến khai thác và quản lý kinh doanh dịch vụ v.v…).
(17) Những lý do hoặc điều kiên dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nội dung hợp đồng B.O.T, thủ tục tiên hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
(18)
– Do hợp đồng hết hiệu lực.
– Những trường hợp bất khả kháng(định rõ các trường hợp này).
– Các trường hợp khác (định rõ).
(19) Các bên có thể thỏa thuận về trường hợp giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra theo quy định tại Nghị định …./………/NĐ-CP như sau:
– Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc
– Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng bảo lãnh được giải quyết thông qua tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam hoặc hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận.
– Tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam và tranh chấp giữa các nhà đầu tư được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư.
– Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
(20)
Thời gian, điều kiện, thủ tục, trình tự và tổ chức thực hiên chuyển giao:
– Đối với trường hợp chuyển giao do hợp đồng B.O.T hết hiệu lực.
– Đối với trường hợp chuyển giao trước thời hạn theo thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp B.O.T.
(21) Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện Dự án.
(23) Điền số bản hợp đồng mà các bên lập ra
(24) Điền họ và tên người làm chứng, địa chỉ, số điện thoại,…