Hợp đồng bao tiêu sản phẩm là một loại của hợp đồng mua bán tài sản, cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hóa. Dưới đây là mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn cách soạn thảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm:
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm là một trong những loại hợp đồng được các tổ chức, cá nhân lập ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bao tiêu sản phẩm được hiểu là việc cá nhân, tổ chức đứng ra để nhận tiêu thụ, tức là nhận thu mua toàn bộ hoặc một phần sản phẩm từ một đơn vị sản xuất nào đó theo một số điều kiện nhất định mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể hiểu đơn giản là một loại hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, cụ thể là mua bán hàng hóa. Đặc biệt trong quá trình xác lập hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bên mua sản phẩm sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với sự thỏa thuận của các bên. Như vậy, hợp đồng bao tiêu sản phẩm cần phải đảm bảo một số điều khoản nhất định để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Dưới đây là mẫu tham khảo về hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG BAO TIÊU SẢN PHẨM
Số:……../HĐBTSP
– Căn cứ Bộ luật dân sự số
– Căn cứ
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:
BÊN A: …
Mã số thuế: …
Địa chỉ: …
Email: …
Số điện thoại liên lạc: … Fax: …
Đại diện: … Theo căn cứ: …
Chức danh: …
BÊN B: …
Mã số thuế: …
Địa chỉ: …
Email: …
Số điện thoại liên lạc: … Fax: …
Đại diện: … Theo căn cứ: …
Chức danh: …
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng bao tiêu sản phẩm số … /HĐBTSP với những nội dung sau đây:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bên A và bên B ký kết Hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đó, bên B ứng vốn, công nghệ và kỹ thuật để bên A sản xuất các mặt hàng sau đó giao bán lại cho bên B tiêu thụ đối với những sản phẩm như sau:
Số thứ tự | Sản phẩm | Diện tích sản xuất | Năng suất sản xuất | Đơn giá | Thành tiền |
Tổng cộng |
Bên A giao bán cho bên B theo định kỳ … lần/năm tương ứng với mỗi đợt sản xuất các sản phẩm.
Điều 2: Yêu cầu về sản xuất sản phẩm
– Nguồn gốc sản phẩm: Bên A phải đảm bảo được chất lượng nguồn gốc sản phẩm;
– Sử dụng hóa chất: bên A cam kết sử dụng các hóa chất đúng cách thức, quy chuẩn và quy định pháp luật về sản xuất các sản phẩm trong hợp đồng;
– Thu hoạch: bên A đảm bảo thu hoạch theo đúng quy trình, cách thức theo các quy chuẩn về thu hoạch;
– Bên A có nghĩa vụ đảm bảo việc sản xuất một cách hiệu quả nhất, mang lại năng suất cao nhất, đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật
Điều 3: Kiểm soát chất lượng sản phẩm sau thu hoạch
– Sản phẩm sau thu hoạch phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm do bên A đặt ra;
– Kiểm tra rà soát sản phẩm sau thu hoạch dựa trên các phương tiện kiểm tra sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật, danh sách các loại sản phẩm, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm;
– Nội dung kiểm tra rà soát sản phẩm sau thu hoạch:
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm về màu sắc, mùi vị, kích thước và trạng thái sản phẩm sau thu hoạch;
+ Kiểm tra khối lượng trên từng đơn vị sản phẩm;
+ Kiểm tra quy cách đóng gói sản phẩm;
+ Kiểm tra quy trình bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch;
+ Kiểm tra nhãn mác sản phẩm, thông tin trên nhãn sản phẩm.
Điều 4: Yêu cầu về vận chuyển và giao nhận hàng
– Sản phẩm được vận chuyển bằng … đáp ứng đủ các điều kiện về nhiệt độ theo quy định tại Điều 2;
– Bên A chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển, kinh phí vận chuyển sẽ được bên A kê khai trong phần thanh toán;
– Địa điểm nhận hàng: … Địa chỉ: …
– Thời điểm nhận hàng: …
Điều 5: Nghĩa vụ thanh toán
– Lần thanh toán: …
– Phương thức thanh toán: …
– Hình thức thanh toán: …
Điều 6: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
6.1. Quyền lợi của bên A
– Được cung cấp vốn, công nghệ, kỹ thuật để thực hiện sản xuất;
– Được thanh toán theo quy định của Hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
6.2. Nghĩa vụ của bên A
– Thực hiện sản xuất hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật;
– Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận tại Hợp đồng bao tiêu sản phẩm này và theo quy định của pháp luật.
6.3. Quyền lợi của bên B
– Nhận sản phẩm theo đúng quy định của thỏa thuận để thực hiện hoạt động tiêu thụ.
6.4. Nghĩa vụ của bên B
– Ứng vốn, công nghệ, kỹ thuật mà bên A yêu cầu để thực hiện sản xuất;
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nghĩa vụ thanh toán được quy định trong Hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ … đến … Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp đồng này không thể thực hiện hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 8: Điều khoản chung
Hợp đồng này được ký kết tại … vào ngày … tháng … năm … Hợp đồng được lập thành……bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ … Khi hai bên ký
BÊN A | BÊN B |
(Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng bao tiêu sản phẩm:
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm là một trong những loại tài liệu quan trọng phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ nông sản. Cách soạn thảo hợp đồng bao tiêu sản phẩm như sau:
– Quá trình soạn thảo hợp đồng bao tiêu sản phẩm cần phải đáp ứng một số điều khoản cơ bản. Có thể kể đến một số điều khoản cơ bản cần phải có trong quá trình soạn hợp đồng bao tiêu sản phẩm bao gồm: Điều khoản về nội dung của hợp đồng trong đó bao gồm loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, đơn giá sản phẩm, điều khoản về quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, giao nhận sản phẩm, vận chuyển, thanh toán, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, rồi do và sự kiện bất khả kháng, chấm dứt hợp đồng bao tiêu sản phẩm, phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bao tiêu, giải quyết tranh chấp, cam kết của các bên, hiệu lực của hợp đồng và một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận;
– Đối với thông tin cơ bản của các bên trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cần phải thể hiện đầy đủ và trung thực nội dung như: Mã số thuế, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc, đại diện và chức danh …;
– Đối với điều khoản kiểm tra rà soát sản phẩm trong quá trình thu hoạch được thể hiện trong hợp đồng bao tiêu cũng cần phải được quy định một cách trung thực. Sản phẩm sau thu hoạch cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về vấn đề đánh giá chất lượng của sản phẩm. Quá trình kiểm tra rà soát chất lượng sản phẩm có thể dựa trên một số phương tiện như: tiêu chuẩn kĩ thuật, danh sách các loại sản phẩm, đóng gói bao bì. Nội dung kiểm tra và rà soát chất lượng sản phẩm có thể bao gồm các công đoạn như: kiểm tra chất lượng sản phẩm về màu sắc, mùi vị, kích thước vào trạng thái, kiểm tra Khối lượng của sản phẩm, kiểm tra cách đóng gói sản phẩm, quy trình bảo quản sau thu hoạch, thông tin được quy định trên nhãn sản phẩm;
– Đối với điều khoản về hiệu lực của hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thông thường thì hiệu lực của hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận. Nếu như các bên không thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng thì hiệu lực của hợp đồng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên ký vào hợp đồng bao tiêu sản phẩm;
– Hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể được lập thành nhiều bản khác nhau, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý ngang nhau. Các bên có thể ký kết phụ lục hợp đồng bao tiêu sản phẩm để giải thích cụ thể hơn các điều khoản trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm nếu như hợp đồng gốc có những điều khoản trình bày ngắn gọn và khoa học, để đảm bảo thống nhất cách hiểu giữa các bên;
– Đối với nghĩa vụ thanh toán, các bên cần phải trình bày cụ thể về số lần thanh toán, phương thức thanh toán và hình thức thanh toán, cần phải thể hiện đầy đủ thông tin về số tài khoản trong trường hợp thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng.
3. Điều kiện để hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có quy định về điều kiện để được hỗ trợ. Theo đó, các bên tham gia liên kết sẽ được hỗ trợ cần phải đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
– Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng an toàn sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
– Liên kết đảm bảo ổn định đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi trồng khai thác trong khoảng thời gian từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi trồng khai thác dưới 01 năm thì thời gian liên kết tối thiểu phải là 03 năm;
– Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy có thể nói, điều kiện để hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là phù hợp với quy hoạch phát triển xã hội của địa phương. Ngoài ra cần phải đáp ứng được đồng thời đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.