Việc phát hành trái phiếu cần được bảo lãnh để không gặp những rủi ro không đáng có. Chính vì vậy mà tổ chức phát hành trái phiếu và tổ chức phát hành trái phiếu sẽ kí kết với nhau hợp đồng bảo lãnh trái phiếu. Vậy hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là gì?
Mục lục bài viết
1. Bảo lãnh phát hành trái phiếu là gì?
Bảo lãnh phát hành trái phiếu là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ trái phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số trái phiếu cần phát hành của tổ chức phát hành.
Điều 23
“1. Bảo lãnh phát hành trái phiếu được tổ chức với sự tham gia của một hoặc nhiều tổ chức bảo lãnh phát hành (tổ hợp bảo lãnh).
2. Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính để đại diện cho tổ hợp bảo lãnh thực hiện đàm phán và thống nhất về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất và phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cho từng đợt phát hành trái phiếu theo quy định tại Thông tư này.
3. Loại trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh là các trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm trở lên do Bộ Tài chính quy định.”
Để trở thành tổ chức bảo lãnh cần có những điều kiện sau:
1. Là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật liên quan.
3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất.
4. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán.
5. Có đơn đề nghị trở thành tổ chức bảo lãnh chính.
2. Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là gì?
Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu là sự thỏa thuận giữa tổ chức phát hành với tổ chức bảo lãnh phát hành về việc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và là căn cứ để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu bao gồm:
– Thông tin của các bên tham gia hợp đồng
– Điều khoản, điều kiện về của trái phiếu
– Phân phối trái phiếu
– Thanh toán tiền mua trái phiếu
– Phí bảo lãnh
– Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng
– Hiệu lực của hợp đồng
– Điều khoản về tranh chấp hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Số: … /HĐĐL
Hôm nay, ngày ……. tháng …….. năm ……….. Tại …….
Chúng tôi gồm:
I. Cơ quan phát hành trái phiếu (dưới đây gọi là Bên phát hành)
– Tên tổ chức phát hành: ………
– Địa chỉ: ……………..
– Tài khoản số: …………. Tại: ………….
– Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ): …………
II/ Tổ chức bảo lãnh chính
– Tên tổ chức bảo lãnh chính: ………
– Địa chỉ: …………..
– Tài khoản số: ……..Tại: ….
– Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ): …….
Sau khi thống nhất, hai bên cùng nhau ký kết Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu
1. Mã trái phiếu: …..
2. Mệnh giá trái phiếu: ………..
4. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu: ……………
3. Kỳ hạn trái phiếu: ……………
4. Khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh: …………..
5. Phương thức thanh toán gốc, lãi: ……………
Điều 2. Phân phối trái phiếu
Tên tổ chức bảo lãnh
Mã trái phiếu
Kỳ hạn
Ngày phát hành
Ngày đáo hạn
Số lượng đăng ký
Điều 3. Thanh toán tiền mua trái phiếu
1. Thời gian thanh toán tiền mua trái phiếu là trước 2 giờ chiều ngày ……
2. Tài khoản thanh toán tiền mua trái phiếu là …..:
+ Số tài khoản:
+ Tên chủ tài khoản:
+ Nơi mở tài khoản:
Điều 4. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chính
1. Phân phối trái phiếu nhận bảo lãnh cho các thành viên thuộc tổ hợp bảo lãnh theo số lượng đăng ký tại Điều 2 Hợp đồng này.
2. Được hưởng phí bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định tại Thông tư số ……….. về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước đối với phần trái phiếu nhận bảo lãnh
3. Thanh toán toàn bộ tiền mua trái phiếu nhận bảo lãnh của tổ hợp bảo lãnh theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Việc thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này.
4. Trường hợp thanh toán chậm, tổ chức bảo lãnh chính có trách nhiệm thanh toán tiền lãi phạt trả chậm theo quy định tại …….. về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức phát hành
1. Thanh toán phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cho tổ chức bảo lãnh chính theo quy định tại ……. về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
2. Theo dõi thanh toán tiền mua trái phiếu của tổ chức bảo lãnh chính để thông báo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán ……………, đảm bảo việc đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu theo quy định tại ……………. về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
3. Thanh toán lãi, gốc trái phiếu đến hạn cho các thành viên tổ hợp bảo lãnh theo quy định tại Thông tư số ………..
Điều 6. Các cam kết khác …
Điều 7. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
– Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
– Hợp đồng có hiệu lực thi hành cho đến khi tổ chức bảo lãnh chính thực hiện thanh toán toàn bộ tiền mua trái phiếu nhận bảo lãnh, phân phối cho các thành viên của tổ hợp bảo lãnh theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này, và tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán ………………… để thực hiện việc đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu theo quy định tại Thông tư số ……………………….. về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
Hợp đồng này được lập 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN PHÁT HÀNH ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH CHÍNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu:
Phần thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu các bên ghi đầy đủ thông tin về tên tô chức phát hành và tổ chức bảo lãnh, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng, người đại diện hợp pháp.
Điều 1. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu : cung cấp các thông tin như mã trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, ngày phát hành trái phiếu, ngày đáo hạn trái phiếu, lãi suất danh nghĩa trái phiếu, khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh, phương thức thanh toán gốc.
Điều 2. Phân phối trái phiếu: nêu rõ thông tin tên tổ chức bảo lãnh, mã trái phiếu, kỳ hạn, người phát hành, ngày đáo hạn, số lượng đăng ký.
Điều 3. Thanh toán tiền mua trái phiếu: Trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian thanh toán tiền mua trái phiếu, tài khoản thanh toán tiền mua trái phiếu ( Số tài khoản, tên chủ tài khoản, nơi mở tài khoản)
Điều 4. Phí bảo lãnh : hai bên sẽ thương lượng với nhau về mức phí bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Điều 5, Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các tham gia hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận với nhau về điều khoản này nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật ví dụ như : bên tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm phân phối hết khối lượng trái phiếu trong thời gian quy định tại hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước. Trường hợp khối lượng trái phiếu không được phân phối hết cho nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh chính có trách nhiệm mua toàn bộ khối lượng trái phiếu còn lại. Đồng thời được quyền lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh và quyết định mức phí bảo lãnh trả cho các thành viên này, được quyền phân phối trái phiếu của đợt bảo lãnh phát hành theo hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước,…
Còn bên tổ chức phát hành có quyền và nghĩa vụ như thanh toán phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cho tổ chức bảo lãnh chính trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt phát hành trái phiếu. Theo dõi thanh toán tiền mua trái phiếu của tổ chức bảo lãnh chính, thành viên tổ hợp bảo lãnh và khách hàng của tổ hợp bảo lãnh để thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán, đảm bảo việc đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu theo quy định tại
Điều 7. Điều khoản về giải quyết tranh chấp Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh tranh chấp thì có thể tự hòa giải hoặc nếu không thể tự hòa giải thì sẽ đem những tranh chấp ra Tòa để giải quyết.
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng: Thời gian hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm nào sẽ do hai bên cũng thỏa thuận. Hợp đồng này có hiệu lực thi hành cho đến khi hoàn thành tất cả các giai đoạn: thanh toán tiền mua trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu của đợt phát hành trái phiếu. Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữa một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu phải đúng như quy định tại Thông tư số 111/2015/TT-BTC, ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 111/2015/TT-BTC, ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.