Cùng với nền kinh tế phát triển thì nhu cầu trải nghiệm, du lịch trong nước cũng như quốc tế tăng cao. Kèm theo đó, chương trình bảo hiểm phổ biến giúp cho khách hàng an tâm trên mọi chuyến du lịch thì hợp đồng bảo hiểm khách du lịch là một điều cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Khách du lịch trong nước
Số:…../……….
Hôm nay, ngày…. tháng …. năm 20…..tại………Chúng tôi là:
* Một bên là: CÔNG TY BẢO HIỂM………
Địa chỉ:………
Điện thoại:……………Fax: …………
Tên tài khoản :……
Số tài khoản : ………
Tại:…………
Đại diện :Ông/bà……………Chức vụ:……………
* Một bên là: CÔNG TY ………
Địa chỉ:…………
Điện thoại:…………………Fax: ……
Tên tài khoản :……
Số tài khoản : ………
Tại:…………
Đại diện :Ông/bà…………Chức vụ:……………
Hai bên thoả thuận ký hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước theo những điều kiện, điều khoản dưới đây:
Điều 1:
Công ty bảo hiểm……. nhận bảo hiểm khách du lịch cho các Công ty du lịch theo các chuyến ở khách sạn, nhà khách, các khu vực du lịch trong lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Chế độ bảo hiểm được thực hiện theo các điều khoản tại Quy tắc bảo hiểm khách du lịch trong nước
Điều 2: Đơn vị tham gia bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm khách du lịch theo các nội dung dưới đây:
Đợt 1:
+ Điểm đi: …………..
+ Điểm đến: …………
+ Số người tham gia bảo hiểm:…….. người (Theo danh sách đính kèm)
+ Số tiền bảo hiểm: …………………đồng/người/vụ
+ Thời hạn bảo hiểm …………ngày
Từ :….h, ngày….tháng …..năm ……..
Đến:….h, ngày….tháng …..năm ……..
1. PHÍ BẢO HIỂM
– Bảo hiểm chuyến, ở khách sạn, nhà nghỉ:
……….. đồng x ………% = ……………đồng/người/ngày.
– Bảo hiểm ở các khu du lịch:
+ Có tắm biển, leo núi, đi thuyền trên sông nước:
………………… đồng x ………. % = ………. đồng/người/ngày.
2.TỔNG PHÍ:
Phí bảo hiểm: ………… đồng/người/ngày
Tổng phí bảo hiểm: ………… đồng
(Bằng chữ: ………………… đồng)
Điều 3:
Phí bảo hiểm được thanh toán 01 lần bằng tiền mặt trước ngày ……/……../………..
Điều 4:
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh mọi điều quy định trong bản hợp đồng này. Mọi tranh chấp giữa …………. và người tham gia bảo hiểm trong việc thực hiện hợp đồng nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ đưa ra toà án …………… giải quyết.
Điều 5:
Hợp đồng này được thành lập 02 bản mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN CÔNG TY BẢO HIỂM…………
ĐƠN VỊ THAM GIA BẢO HIỂM
2. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước:
Khoản 16 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định: Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong đó:
– Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
– Doanh nghiệp tái bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
– Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
– Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.
Định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phả đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Khái niệm trên cho thấy hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đó là bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với điều kiện là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm.
Theo đó Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm; còn đối tượng được hưởng bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo hiểm đã chỉ rõ hơn đó là bao gồm người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng bảo hiểm khách du lịch trong nước là hợp đồng bảo hiểm con người có đối tượng là con người.
2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm:
2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Căn cứ theo Điều 20 Luât kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
– Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
– Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
– Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
– Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
– Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
– Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
– Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
Căn cứ theo Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
1. Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:
– Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
– Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
– Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;
– Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
–
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;
– Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung, hình thức hợp đồng bảo hiểm khách du lịch:
Hình thức của bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ khoản 1 điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định Nội dung Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
– Đối tượng bảo hiểm;
– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong hợp đồng bảo hiểm khách du lịch có các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là các trường hợp mà danh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm. các điều khoản này chỉ được áp dụng nếu ghi rõ trong hợp đồng và giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Các trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
– Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
– Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.