Bảo hiểm là chế độ bồi thường về kinh tế, trong đó người được bảo hiểm sẽ đóng một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm đã được quy định. Dưới đây là mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất:
1.1. Mẫu đơn bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh:
CARGO INSURANCE POLICY
No:
Based on insurance request of the assued, MILITARY INSURANCE CORPORATION (MIC) hereby agree to insure the following goods, subject to the conditions and/or clauses as specified in this policy or annexed hereby endorsements if any.
The Asured:
Address:
The Beneficiary:
Subject matter insured:
Packing method, transport method:
Vessel/Flight: Depart on or about:
Bill of Lading (B/L): Contract:
Letter of Credit (L/C): Transhipment:
Place of Origin: Port of Loading:
Final Destination: Port of Discharge:
Sum Insured:
In words:
Premium rate: Premium:
Deductible:
Tax: Total premium
Premium payment clause:
Conditions or special coverage:
In the event of loss or damage, apply for survey to:
Claim payable at/in:
Inssued at: Dated:
INSURANCE BUYER’S SIGNATURE | MILITARY INSURANCE CORPORATION |
1.2. Mẫu đơn bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tiếng Việt:
CARGO INSURANCE POLICY
No:
Trên cơ sở yêu cầu của người được bảo hiểm, TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC), nhận bảo hiểm cho các hàng hóa được kê khai dưới đây theo điều kiên và/hoặc điều khoản được ghi rõ trên đơn bảo hiểm này và/hoặc phụ lục, sửa đổi bổ sung (nếu có).
Người được bảo hiểm:
Địa chỉ:
Người thụ hưởng bảo hiểm:
Địa chỉ:
Hàng hóa được bảo hiểm:
Phương thức đóng gói, xếp hàng:
Phương tiện vận chuyển: Ngày khởi hành:
Vận đơn số: Hợp đồng số:
Số L/C:
Nơi đi: Cảng đi:
Nơi đến: Cảng đến:
Số tiền bảo hiểm:
Bằng chữ:
Tỷ lệ phí: Phí bảo hiểm:
Mức khẩu trừ:
Thuế VAT: Tổng số tiền thanh toán:
Điều kiện thanh toán phí:
Điều kiện và điều khoản:
Đơn vị giám định khi xảy ra tổn thất:
Bồi thường tại:
Cấp tại: Ngày:
BÊN MUA BẢO HIỂM KÝ NHẬN | TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI |
2. Định nghĩa bảo hiểm:
Bảo hiểm là chế độ bồi thường về kinh tế, trong đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã được các bên thoả thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền và khoản tiền đó được gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm đã được quy định.
3. Nguyên tắc của bảo hiểm:
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not certainty)
Người bảo hiểm chỉ bảo hiểm mọi rủi ro nghĩa là bảo hiểm những sự cố, tai hoạ, tai nạn xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn của con người chứ không phải bảo hiểm một điều mà chắc chắn sẽ xảy ra và đương nhiên khi xảy ra chỉ bồi thường các thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không phải bồi thường thiệt hại là chắc chắn xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
Theo nguyên tắc này thic người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực, tin tưởng lẫn nhau, không được trục lợi lừa dối nhau, nếu một trong các bên vi phạm điều này thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest)
Theo nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm thì phải có quyền lợi bảo hiểm. Quyền lợi được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc là quyền lợi sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hải, không nhất thiết phải có lợi ích có thể được bảo hiểm khi ký kết hiệp đồng nhưng lại nhất thiết phải có khi tổn thất xảy ra. Quyền lợi bảo hiểm là quyền lợi có liên quan đến hay có phụ thuộc đến sự an toàn của đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)
Nguyên tắc bồi thường chỉ ra rằng khi xảy ra tổn thất, người bảo hiểm sẽ phải bồi thường thế nào đó nhằm đảm bảo cho người được bảo hiểm sẽ khôi phục lại vị trí tài chính như trước khi xảy ra tổn thất, một cách không hơn không kém. Các bên không được phép lợi dụng bảo hiểm nhằm trục lợi. Nguyên tắc bồi thường có mục đích là khôi phục lại một phần hoặc là toàn bộ tình trạng về mặt tài chính cho người được bảo hiểm như trước khi có tổn thất xảy ra.
Nguyên tắc này đảm bảo rằng người được bảo hiểm không thể được nhận số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm gánh chịu. Công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh trách nhiệm bộ thường khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm đã gây ra.
Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)
Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền đòi bên thứ ba có trách nhiệm bồi thường lại cho mình nếu có (Theo Điều 79 của MIA 1906 và Điều 231 Luật Hàng Hải Việt Nam).
Nguyên tắc thế quyền chỉ ra rằng sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì người bảo hiểm sau có quyền thay mặt cho người được bảo hiểm để đòi bên thứ ba có trách nhiệm bồi thường lại cho mình. Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường được xác định khi người được bảo hiểm không thể được nhận số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm gánh chịu.
Như vậy, nguyên tắc thế quyền đòi bồi thường là: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm mà bên thứ thứ ba sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt tổn thất, chi phí. Công ty bảo hiểm được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt về mặt tổn thất.
4. Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa:
– Rủi ro là những tai nạn hoặc sự cố được xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ hay khi xảy ra những mối đe dọa đó nó sẽ gây ra những tổn thất bất lợi cho đối tượng của bảo hiểm. Các rủi ro và những tình huống xảy ra rất đa dạng và bất ngờ. Để phân loại các rủi ro có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:
+ Căn cứ vào nguồn gốc mà rủi ro được sinh ra.
+ Thiên tai: là các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà con người không thể điều khiển hay chi phối được như lũ lụt, động đất,
+ Rủi ro khác: Ngoài những rủi ro kể trên còn có những rủi ro khác xảy ra bất ngờ mà con người không thể kiểm soát được như: bị trộm cắp, rơi đồ hoặc vỡ hàng trong lúc vận chuyển,… Ngoài ra, còn có những rủi ro đặc biệt khác chẳng hạn như đình công, khủng bố, chiến tranh, biểu tình,…
+ Xét về các rủi ro trong phạm vi được bảo hiểm
– Những rủi ro được bảo hiểm gồm có:
+ Rủi ro được bảo hiểm thông thường: Là những rủi ro được ác bên chấp nhận theo các điều lệ thông thường như các điều kiện A, B và C bao gồm những rủi ro khi xảy ra có tính chất ngẫu nhiên và bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người. Những rủi ro được bảo hiểm thường là những rủi ro mà thiên tai ập đến như động đất,
+ Những rủi ro được bảo hiểm riêng: Là những rủi ro mà các bên thỏa thuận đã được tách riêng ra để có thể thỏa thuận riêng, gồm các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, khủng bố, đình công,….
+ Những rủi ro không được bảo hiểm: Là những rủi ro được gây nên bởi người được bảo hiểm, những rủi ro đó sớm muộn sẽ xảy ra hoặc chắn chắn xảy ra. Và những rủi ro này sẽ không được bảo hiểm trong mọi trường hợp khi nó chắc chắn sẽ xảy ra.
5. Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển:
a, Điều kiện A (ICC-A 1982)
Những tổn thất, thiệt hại cho các rủi ro mà MIC sẽ phải bồi thường như sau:
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm có thể được quy đổi hợp lý cho:
+ Cháy, nổ
+ Tàu, sà lan bị mắc cạn, bị đắm, lật úp
+ Phương tiện vận tải ở trên đường bộ bị trật bánh hoặc bị lật, đổ
+ Tàu, sà lan hoặc phương tiện vận chuyển đâm va chạm vào nhau hoặc đâm va phải bất cứ các loại vật thể nào ở bên ngoài trong đó không kể nước.
+ Dỡ hàng hoá tại cảng để lánh nạn.
+ Thiên tai, động đất, núi lửa, sét đánh.
+ Thời tiết xấu gây ảnh hưởng hàng hóa
+ Có cướp biển
+ Các rủi ro khác như: hàng hoá giao thiếu hoặc không giao, bị mất cắp, vỡ,…
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm được gây ra bởi:
+ Hy sinh hàng hoá vì tổn thất chung
+ Ném hàng hoá ra khỏi tàu hoặc do nước cuốn ra khỏi tàu
+ Nước chảy vào tàu, sà lan hoặc hầm hàng hoặc các phương tiện vận chuyển hoặc nơi để chứa hàng hoá.
– Tổn thất toàn bộ của bất cứ loại kiện hàng nào bị rơi ra khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng hoá lên tàu hoặc dỡ hàng hoá ra khỏi sà lan.
b, Điều kiện B (ICC-B 1982)
Những tổn thất, thiệt hại cho những rủi ro mà MIC sẽ phải bồi thường như sau:
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm có thể được quy hợp lý cho:
+ Cháy, nổ
+ Tàu, sà lan bị mắc cạn, bị đắm, lật úp
+ Phương tiện vận tải ở trên đường bộ bị trật bánh hoặc bị lật, đổ
+ Tàu, sà lan hoặc phương tiện vận chuyển đâm va chạm vào nhau hoặc đâm va phải bất cứ các loại vật thể nào ở bên ngoài trong đó không kể nước.
+ Dỡ hàng hoá tại cảng để lánh nạn
+ Thiên tai, động đất, núi lửa, sét đánh.
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm đã gây ra bởi:
+ Hy sinh hàng hoá vì tổn thất chung
+ Ném hàng hoá ra khỏi tàu hoặc do nước cuốn ra khỏi tàu
+ Nước chảy vào tàu, sà lan hoặc hầm hàng hoặc các phương tiện vận chuyển hoặc nơi để chứa hàng hoá.
– Tổn thất toàn bộ của bất cứ loại kiện hàng nào bị rơi ra khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng hoá lên tàu hoặc dỡ hàng hoá ra khỏi sà lan.
c, Điều kiện C (ICC-C 1982)
Những tổn thất, thiệt hại cho những rủi ro mà MIC sẽ phải bồi thường như sau:
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm có thể được quy hợp lý cho:
+ Cháy, nổ
+ Tàu, sà lan bị mắc cạn, bị đắm, lật úp
+ Phương tiện vận tải ở trên đường bộ bị trật bánh hoặc bị lật, đổ
+ Tàu, sà lan hoặc phương tiện vận chuyển đâm va chạm vào nhau hoặc đâm va phải bất cứ các loại vật thể nào ở bên ngoài trong đó không kể nước.
+ Dỡ hàng hoá tại cảng để lánh nạn
– Xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng cho đối tượng được bảo hiểm đã gây ra bởi:
+ Hy sinh hàng hoá vì tổn thất chung
+ Ném hàng hoá ra khỏi tàu hoặc do nước cuốn ra khỏi tàu