Hàng năm tại Việt Nam có rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra gây thiệt hại vô cùng lớn. Dưới đây là mẫu hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
Số: …/HĐBHCN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Căn cứ Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … chúng tôi gồm :
Một bên là: (dưới đây gọi tắt là Bên A)
– Địa chỉ – Điện thoại – Tài khoản – Mã số thuế – Do Ông (bà) – Chức vụ | … … Fax: … … Tại: … … … … làm đại diện |
Một bên là: (dưới đây gọi tắt là Bên B)
– Địa chỉ – Điện thoại – Tài khoản – Mã số thuế – Do Ông (bà) – Chức vụ | … … Fax: … … Tại: … … … … làm đại diện |
Các bên thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng bảo hiểm theo các điều kiện, điều khoản quy định cụ thể dưới đây:
Điều 1. Thỏa thuận chung
Bên B nhận bảo hiểm cháy nổ cho các hạng mục tài sản của Bên A theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 2: Đối tượng bảo hiểm
– Tài sản được bảo hiểm: …
– Ngành nghề kinh doanh: …
– Địa điểm được bảo hiểm: …
Điều 3. Số tiền bảo hiểm
– Nhà xưởng: VND …
– Máy móc thiết bị: VND …
– Hàng hóa trong kho: VND …
– Tổng cộng: VND … (Bằng chữ: …)
Điều 4. Phạm vi bảo hiểm
4.1 Rủi ro được bảo hiểm: …
4.2 Điều khoản bổ sung:
– Điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh và nội chiến;
– Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng nguyên tử hạt nhân;
– Điều khoản loại trừ rủi ro nhiễm bẩn;
– Điều khoản loại trừ chất amiăng;
– Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố;
– Điều khoản loại trừ rủi ro máy vi tính;
– Điều khoản loại trừ và giới hạn do bị trừng phạt theo lệnh cấm vận;
– Cam kết bảo vệ 24/24;
– Cam kết về an toàn phòng cháy chữa cháy;
– Điều khoản bảo hiểm dưới giá trị.
Điều 5. Mức khấu trừ
Rủi ro thiên tai: 5% giá trị tổn thất, tối thiểu VND … /vụ tổn thất.
Rủi ro khác: 5% giá trị tổn thất, tối thiểu VND … /vụ tổn thất.
Điều 6. Thời hạn bảo hiểm
Từ … giờ, ngày … tháng … năm …
Đến … giờ, ngày … tháng … năm …
Điều 7. Tỷ lệ phí và phí bảo hiểm
Tỉ lệ phí bảo hiểm: …
Phí bảo hiểm: VND …
VAT: VND …
Tổng phí bảo hiểm: VND …
Điều 8. Phương thức và thời hạn thanh toán phí bảo hiểm
– Đồng tiền thanh toán là Tiền Việt Nam (VND)
– Hình thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
– Thời hạn thanh toán: Bên A có trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm cho bên B bằng chuyển khoản, chia làm … kỳ:
+ Kỳ 1: …
+ Kỳ 2: …
Nếu đến thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, Bên A vì lý do khách quan không thể thanh toán phí bảo hiểm đúng hạn, thì Bên A phải đề nghị gia hạn thanh toán phí và cùng với Bên B ký
Trường hợp đến thời hạn thanh toán phí bảo hiểm nhưng Bên A không thanh toán và không có Phụ lục hợp đồng về việc gia hạn thanh toán phí thì khi đó hợp đồng đương nhiên chấm dứt hiệu lực bảo hiểm mà không cần có sự thông báo trước từ Bên B. Hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động khôi phục hiệu lực bảo hiểm khi Bên A thanh toán phí và được sự chấp thuận của Bên B. Trong trường hợp đó bất kỳ tổn thất nào xảy ra trong giai đoạn hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực bảo hiểm sẽ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bên B.
Điều 9. Hoàn phí bảo hiểm
– Điều kiện hoàn phí bảo hiểm: Bên B chỉ hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trước thời hạn khi có văn bản yêu cầu của Bên A và được Bên B chấp thuận, với điều kiện đến thời điểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng chưa có phát sinh khiếu nại đòi bồi thường theo hợp đồng này.
– Tỷ lệ hoàn phí: 80% số phí đã nộp cho thời gian chấm dứt hiệu lực.
– Thời điểm hoàn phí: Phí bảo hiểm được hoàn ngay sau khi Bên B có văn bản đồng ý.
Điều 10. Giám định tổn thất
Trong trường hợp xảy ra tổn thất, Bên A có trách nhiệm thông báo cho Bên B bằng điện thoại (trong vòng … giờ kể từ khi xảy ra tổn thất) và sau đó phải có văn bản thông báo, chậm nhất không quá … ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng … ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm không nhận được thông báo tổn thất.
Sau khi nhận được thông báo của Bên A trong vòng … giờ Bên B phải phối hợp với Bên A và đơn vị thi công để giám định nguyên nhân và các mức độ tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại và khiếu nại. Bên A thực hiện mọi biện pháp với hết khả năng của mình để hạn chế tổn thất thấp nhất, bảo đảm các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của Bên B hoặc đơn vị giám định độc lập giám định các bộ phận đó, cung cấp mọi thông tin và chứng từ, hoá đơn … theo yêu cầu của Bên B nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất. Sau … giờ kể từ khi Bên B được Bên A thông báo tổn thất mà Bên B không có mặt thì Bên A cùng chính quyền địa phương, đơn vị thi công, Công an nơi xảy ra sự cố lập biên bản để làm cơ sở giải quyết bồi thường.
Điều 11. Thủ tục khiếu nại bồi thường
11.1. Thủ tục khiếu nại bồi thường
– Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
+ Thông báo tổn thất;
+ Biên bản giám định tổn thất;
+ Các tài liệu liên quan tới việc khắc phục sự cố;
+ Yêu cầu bồi thường;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
– Trong thời gian … ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường, Bên B có trách nhiệm hoàn tất việc bồi thường tổn thất cho Bên A. Nếu vụ tổn thất phức tạp, trong thời gian … ngày sau khi có đề nghị của Bên A, Bên B xem xét tạm ứng trước 50% tổng số tiền bồi thường ước tính cho Bên A để Bên A nhanh chóng khắc phục tổn thất, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh (với điều kiện tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm).
11.2. Cơ sở giải quyết bồi thường:
Cơ sở giải quyết bồi thường là số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản được bảo hiểm bảo hiểm. Giá trị tài sản được bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất.
Điều 12. Chế tài bồi thường
Trường hợp Bên A không thu thập đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo quy định tại hợp đồng này và/ hoặc không tuân theo các chỉ dẫn bằng văn bản của Bên B thì Bên B có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường.
Điều 13. Trách nhiệm của các bên
13.1. Trách nhiệm của Bên A
– Kê khai trung thực các thông tin bảo hiểm liên quan do Bên B yêu cầu;
– Thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật, theo quy định trong thông tư
– Thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm này;
– Khi xảy ra tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm của Bên A, Bên A cần khẩn trương áp dụng các biện pháp cần thiết để cứu chữa và hạn chế tổn thất, đồng thời thông báo ngay cho Bên B bằng điện thoại, sau đó bằng văn bản chính thức trong vòng 03 ngày làm việc;
– Cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến tổn thất theo hướng dẫn của Bên B để Bên B có cơ sở giải quyết bồi thường theo đúng các quy định của pháp luật;
– Tạo điều kiện và hỗ trợ bên B tham gia đánh giá rủi ro theo định kỳ hoặc khi có tổn thất xảy ra.
– Trường hợp phát sinh khiếu nại đòi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm này do liên quan đến trách nhiệm người thứ ba, Bên A phải thông báo ngay cho Bên B và thực hiện nghĩa vụ cần thiết nhằm đảm bảo quyền truy đòi người thứ ba.
13.2. Trách nhiệm của Bên B
– Hướng dẫn và phối hợp với Bên A thu thập các chứng từ cần thiết để hoàn tất hồ sơ yêu cầu bồi thường khi xảy ra tổn thất;
– Thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
– Có trách nhiệm cử giám định viên đến hiện trường trong thời gian … giờ sau khi nhận được thông báo của Bên A khi có tổn thất xảy ra;
– Bên B có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Bên A và các bên liên quan thu thập hồ sơ bồi thường khi xảy ra tổn thất;
– Trách nhiệm bồi thường của Bên B không vượt quá số tiền bảo hiểm đã đăng ký trong giấy yêu cầu bảo hiểm và ghi trong Hợp đồng bảo hiểm
Điều 14. Luật áp dụng
Theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 15. Bộ hợp đồng bảo hiểm
Các tài liệu sau là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm:
– Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Giấy yêu cầu bảo hiểm;
– Hợp đồng bảo hiểm;
– Danh mục tài sản được bảo hiểm;
– Các điều khoản sửa đổi bổ sung (nếu có);
– Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Hợp đồng bảo hiểm này được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ … bản, Bên B giữ … bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Khi nào phải mua hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, những cơ sở có nguy cơ về cháy nổ sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bao gồm các cơ sở sau đây:
– Cơ quan nhà nước các cấp có trụ sở cao từ 10 đồng trở lên hoặc các cơ quan có tổng khối tích của các nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên;
– Các khu nhà chung cư và các căn nhà tập thể, các khu nhà ở ký túc xá cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên, các căn nhà hỗn hợp cao từ 05 tầng trở lên hoặc các căn nhà có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Nhà trẻ và các nhà mẫu giáo, các môi trường mầm non từ 350 trẻ em trở lên hoặc có tổng cổ tích các khối nhà học tập và phục vụ cho quá trình học tập từ 5000 m3 trở lên, những ngôi trường tiểu học và trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông có nhiều cấp học khác nhau với tổng khối tích của các khu nhà học tập và phục vụ cho quá trình học tập từ 5000 m3 trở lên, các ngôi trường cao đẳng hoặc đại học hoặc học viện và các ngôi trường trung cấp chuyên nghiệp, các ngôi trường dạy nghề và giáo dục thường xuyên với chiều cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khu nhà phục vụ cho quá trình học tập từ 10000m3 trở lên, các cơ sở giáo dục khác được thành lập theo đúng quy định của pháp luật về giáo dục với tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Bệnh viện theo quy định của pháp luật có tờ 250 giường bệnh trở lên, bệnh viện có các phòng khám đa khoa hoặc các khu nhà điều dưỡng để phục hồi chức năng và chỉnh hình, các nhà dưỡng lão và các cơ sở phòng chống dịch bệnh, các trung tâm y tế và các cơ sở y tế được thành lập theo quy định của luật khám chữa bệnh với chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Các nhà hát và các rạp chiếu phim, các rạp xiếc có chỗ ngồi từ 600 chỗ trở lên, các trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện với chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khu nhà tổ chức hội nghị từ 10.000 m3 trở lên, các nhà văn hóa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, các cơ sở kinh doanh vũ trường và bệnh viện thẩm mỹ hoặc kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí hoặc quên thú và thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Nhà hàng và khách sạn hoặc các cơ sở lưu trú được thành lập theo quy định của pháp luật, nhà nghỉ và nhà trọ với chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng cổ tích của các khu nhà phục vụ cho hoạt động lưu trú với diện tích từ 10.000 m3 trở lên;
– Trụ sở làm việc của các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội có chiều cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích trong các khu nhà làm việc đó với diện tích từ 10000m3 trở lên;
– Bưu điện hoặc các cơ sở truyền thanh truyền hình viễn thông có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của các khu nhà chính từ 10.000 m3 trở lên;
– Các sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên hoặc các nhà thi đấu thể thao, các cung thể thao có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên, các trung tâm thể thao hoặc các trường đua vào các trường bán có tổng khối tích của các khu nhà thể thao từ 10000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5000 chỗ trở lên, các cơ sở thể thao khác được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Cảng hàng không, các đài kiểm soát không lưu, bến cảng biển và các cảng cạn; cảng thủy nội địa, các trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên;
– Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; các cơ sở lữu giữ kho vật liệu nổ công nghiệp và công cụ hỗ trợ;
– Cơ sở khai thác bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên;
– Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên;
– Nhà máy điện và các trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên;
– Hầm có chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư có khả năng xảy ra cháy nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
3. Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện nay:
Căn cứ Điều 26 của Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như sau:
– Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng sẽ áp dụng công thức như sau:
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc = Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) Tỷ lệ phí bảo hiểm
Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau:
+ Nhà chung cư từ 7 tầng trở lên không có hệ thống chữa cháy tự động là 0,1%;
+ Rạp chiếu phim là 0,1%;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ quán bar là 0,4%;
+ Siêu thị, cửa hàng bách hóa, các cửa hàng điện máy, cửahàng và siêu thị cửa hàng tiện ích là 0,08% …
– Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên sẽ áp dụng công thức như sau:
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu = 1.000 tỷ đồng x 75% tỷ lệ phí bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;
– Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.