Khi hợp tác kinh doanh để đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm thì các bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng ba bên, hợp đồng nguyên tắc. Vậy, Mẫu hợp đồng ba bên, hợp đồng nguyên tắc có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trong thời đại kinh tế thị trường mở cửa, công nghệ 4.0 đang là một xu hướng thì nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng cao. Một công ty hay một cá nhân đôi khi không đủ điều kiện để tiến hành cạnh tranh với những công ty, những tập đoàn khác. Do vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết với nhau giữa các công ty để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng thúc đẩy, phát triển, đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên phổ biến.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế; phân chia lợi nhuận;
Khi tiến hành thoả thuận, giao kết hợp đồng giữa các bên thì tính pháp lý của hợp đồng luôn được đề cao hàng đầu. Bởi hợp đồng nếu quy định quá cụ thể thì có thể làm phương hại đến lợi ích của các bên, thậm chí có thể vi phạm pháp luật, làm cho hợp đồng đó có thể bị tuyên là vô hiệu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và cũng không đáp ứng được mục đích của ban đầu khi giao kết hợp đồng. Trái lại, nếu hợp đồng giao kết quá sơ xài thì khi có tranh chấp xãy ra, các bên sẽ rất khó quy kết trách nhiệm và việc bồi thường hiệt hại là khó tránh khỏi.
Như vậy, làm sao để một hợp đồng được xác lập một cách đầy đủ, chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm.
Vì vậy, Luật Dương Gia gửi cho bạn Mẫu hợp đồng hợp tác ba bên mới nhất để bạn tham khảo.
Theo đó khi tiến hành giao kết hợp đồng ba bên, cần chuẩn hợp đồng hợp tác ba bên như sau:
2. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh ba bên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày…tháng…năm…
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH BA BÊN
Hôm nay, ngày…tháng…năm…tại …chúng tôi bao gồm các bên như sau:
1. Doanh nghiệp:… (gọi tắt là Bên A)
Địa chỉ:..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…
Do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư…. cấp ngày…
Số tài khoản:… Điện thoại:…
Người đại diện:… Chức vụ:…
Được ủy quyền theo giấy ủy quyền số…ngày… tháng… năm…
2. Doanh nghiệp … (gọi tắt là Bên B)
Địa chỉ:…
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…
Do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư… cấp ngày…
Số tài khoản:… Điện thoại:…
Người đại diện:… Chức vụ:…
Được ủy quyền theo giấy ủy quyền số..ngày… tháng… năm…
3. Ông / Bà:… (Gọi tắt và bên C):
Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú:…
Địa chỉ liên hệ:…
Số điện thoại:…
Số tài khoản ngân hàng:…
Trên cơ sở thiện chí hợp tác và thỏa thuận giữa các bên, chúng tôi đã tiến hành ký kết những hợp đồng hợp tác sau:
– Hợp đồng Hợp tác sản xuất nông sản “ABC” số … ký ngày … giữa Bên B và Bên C (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Hợp tác sản xuất nông sản”).
– Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất nông sản số … ký ngày …giữa Bên A và Bên B (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật”).
Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác…
Điều 2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp tác là … (năm) bắt đầu kể từ ngày… tháng … năm …đến hết ngày… tháng …năm …
Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của ba bên. Trường hợp hết hạn hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận gia hạn (nếu có).
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
– Bên A có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất nông sản là: … đồng (bằng chữ: …) trong thời hạn … ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng này).
– Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là … đồng (bằng chữ: …) trong thời hạn … ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng này)
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:
Bên A được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, trừ đi các chi phí hợp lý (chi phí tại điểm 3.2.2 điều này).
Bên B được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, trừ đi các chi phí hợp lý (chi phí tại điểm 3.2.2 điều này).
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: …
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Chi phí nguyên liệu đầu vào.
– Chi phí thuê mặt bằng, nhân sự, điện nước,…
-…
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực. Báo cáo tài chính công khai.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Các bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: …- Chức vụ:..
Đại diện của Bên B là: … – Chức vụ:..
Trụ sở của ban điều hành đặt tại:…
Điều 6. Rút vốn, đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Trường hợp một trong hai các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, rút vốn trước thời hạn không có lý do chính đáng phải báo trước cho bên còn lại ít nhất …. ngày, thời hạn rút vốn tối thiếu là … tháng kể từ thời điểm báo trước. (Ngoài ra, có thể bị xử phạt tuỳ theo thoả thuận của các bên).
– Trường hợp một trong các bên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng này, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này bất cứ khi nào không giới hạn thời hạn báo trước. Việc rút vốn áp dụng theo nguyên tắc tài chính.
Điều 7. Điều khoản chung
7.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
7.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được thực hiện bằng văn bản và có chữ ký của các bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
7.4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
7.5. Quy định về thương hiệu: Các bên nên có thoả thuận về thương hiệu sử dụng, quyền đối với thương hiệu hoặc định giá thương hiệu.
Điều 8. Hiệu lực Hợp đồng
8.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm
8.2. Hợp đồng này bao gồm … trang không thể tách rời nhau, được lập thành … bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ … bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bên A Bên B Bên C
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hợp đồng liên doanh 3 bên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH BA BÊN
Số: …/HĐLD
– Căn cứ Luật Đầu tư số….
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số……….;
– Căn cứ Nghị định số………;
– Các văn bản Quy phạm pháp luật khác có liên quan của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại…
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Công ty …
Ông/bà …đại diện cho Công ty…
Chức vụ:..
Giấy uỷ quyền số (nếu có):…
Tên Công ty: …
Địa chỉ: …
Email:.. Fax:…
Điện thoại:… Mã số thuế:…
Tài khoản số:…
Mở tại ngân hang:…
Người đại diện theo pháp luật:…
Bên B: Công ty …
Ông/bà …đại diện cho Công ty…
Chức vụ:…
Giấy uỷ quyền số (nếu có):…
Tên Công ty: …
Địa chỉ:…
Email:… Fax:…
Điện thoại:… Mã số thuế:…
Tài khoản số:..
Mở tại ngân hang:…
Người đại diện theo pháp luật:…
Bên C: Công ty …
Ông/bà…đại diện cho Công ty…
Chức vụ:…
Giấy uỷ quyền số (nếu có):…
Tên Công ty: …
Địa chỉ: …
Email:… Fax:…
Điện thoại:… Mã số thuế:…
Tài khoản số:…
Mở tại ngân hàng:…
Người đại diện theo pháp luật:…
Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:
Điều 1. Thành lập công ty liên doanh
1. Quyết định thành lập Công ty
Căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, các Bên đã nhất trí thành lập Công ty liên doanh tại lãnh thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực.
2. Tên công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): CÔNG TY …
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …
Tên công ty viết tắt (nếu có):…
3. Địa chỉ dự kiến đóng trụ sở:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …
Xã/Phường/Thị trấn:…
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …
Tỉnh/Thành phố:…
Quốc gia: Việt Nam
Điện thoại: … Fax: …
Email: … Website: …
Các hoạt động kinh doanh của Công ty:
– …
– …
Điều 2. Tổng vồn đầu tư và vốn pháp định của Công ty liên doanh
1. Tổng vốn đầu tư cho Công ty liên doanh dự kiến khoảng …
Bao gồm các nguồn: …
2. Vốn pháp định của Công ty là: …
3. Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định:
– Bên A là … bằng các hình thức sau …
– Bên B là … bằng các hình thức sau ….
– Bên C là … bằng các hình thức sau …
4. Kế hoạch và tiến độ góp vốn.
– Quý 1 của năm …tổng vốn góp sẽ là …
Trong đó:
+ Bên A góp: …
+ Bên B góp: …
+ Bên C góp: …
– Quý 1 của năm … tổng vốn góp sẽ là …
Trong đó:
+ Bên A góp: …
+ Bên B góp: …
+ Bên C góp: …
5. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư.
6. Điều kiện:
– …
– …
7. Thủ tục:
– …
-…
Điều 3. Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1. Quy cách: …
2. Số lượng: …
3. Chất lượng: …
Lưu ý: Nếu là cơ sở dịch vụ ghi rõ số tiền dự kiến sẽ thu được trong tháng/quý/hoặc năm.
Điều 4. Thời hạn hoạt động của Công ty liên doanh, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể Công ty liên doanh
1. Công ty liên doanh … đăng ký thời gian hoạt động là … năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm … năm.
2. Công ty liên doanh … sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể Công ty liên doanh trong những trường hợp sau đây:
– Các trường hợp bất khả kháng như : thiên tai, bão lụt, động đất, hỏa hoạn, chiến tranh, bạo động … hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản của Công ty liên doanh dẫn đến việc công ty không thể tiếp tục duy trì các hoạt động được.
– Việc kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài không có khả năng khắc phục được dẫn đến việc phải giải thể trước thời hạn và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
– Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.
– Theo đề nghị của một hoặc cả hai Bên liên doanh và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư của Việt Nam chấp thuận.
– Quyết định thu hồi Giấy phép đầu tư của Cơ quan có thẩm quyền do vi phạm nghiêm trọng Pháp luật và Quy định của Giấy phép đầu tư.
– Do bị tuyên bố phá sản theo luật phá sản.
– Trong những trường hợp khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Công tác tài chính và kế toán của Công ty liên doanh
1. Các nguyên tắc tài chính cần áp dụng gồm:
…
2. Công tác kế toán
– Hệ thống kế toán của Công ty liên doanh: …
– Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là: … %/năm
– Tỷ lệ trích lập các quỹ của xí nghiệp là:
+ Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất: … % lợi nhuận
+ Quỹ khen thưởng: … % doanh thu
+ Quỹ phúc lợi: …% doanh thu
– Tỉ lệ trên có thể được thay đổi bởi: …
– Cách thức bảo hiểm tài sản của Công ty liên doanh:
+ Lập hợp đồng bảo hiểm với …
+ Các biện pháp khác:…
3. Công tác kiểm tra kế toán…
+ Chế độ kiểm tra sổ sách kế toán trong Công ty liên doanh…
+ Chế độ giám sát của Kế toán trưởng…
+ Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan tài chính có thẩm quyền…
+ Chấp hành sự kiểm tra của Ngân hàng về sử dụng vốn vay…
Điều 6. Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh
Căn cứ vào tỉ lệ góp vốn các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro như sau:
Bên A: … % vì đã góp … % vốn.
Bên B: … % vì đã góp … % vốn.
Bên C: … % vì đã góp … % vốn.
Điều 7. Quan hệ lao động trong Công ty liên doanh
Các nguyên tắc tuyển lao động:
1. Lập hợp đồng lao động theo 3 hình thức: dài hạn (12 tháng – 36 tháng), ngắn hạn (06 tháng – 12 tháng) hoặc theo vụ việc.
2. Đã qua 02 tháng thử tay nghể và kiểm tra bằng cấp được đào tạo.
3. Áp dụng chế độ bảo hộ lao động.
4. Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
….
5. Các hình thức trả lương cần được áp dụng:
– Lương khoán theo sản phẩm:…
– Lương cấp bậc:…
– Lương theo bằng cấp:…
7. Hoạt động của công đoàn:
…
8. Chế độ bảo hiểm cho người lao động.
– Bảo hiểm thất nghiệp;
– Bảo hiểm y tế;
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động;
– Bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí;
– Tử tuất;
…
Điều 8. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng
1. Trách nhiệm Bên A …
2. Trách nhiệm Bên B…
3. Trách nhiệm Bên C…
Điều 9. Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh
Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra Toà án nhân dân…/trọng tài thương mại…(ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).
Quyết định/Phán quyết của Toà án nhân dân…/trọng tài thương mại… có giá trị chung thẩm và buộc các Bên phải tuân theo.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung
Hợp đồng liên doanh này có thể đưuọc sửa đổi, bổ sung theo nguyện vọng của các bên và phải được Cơ quan có thẩm quyền chuẩn y trước khi thực hiện.
Điều 11. Hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …đến ngày (nếu có) …
Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau khi hợp đồng hết hiệu lực … ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và thông báo thời gian, địa điểm triệu tập cuộc họp thanh lý.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN C
(Chức vụ) (Chức vụ) (Chức vụ)
(Ký và đóng dấu) (Ký và đóng dấu) (Ký và đóng dấu)
4. Những nguyên tắc khi ký hợp đồng ba bên:
– Ghi đầy đủ, chính xác những thông tin liên quan đến các bên, tránh trường hợp sai sót hay nhầm lẫn dẫn đến những rủi ro sau này;
– Sự thỏa thuận giữa các bên cần được thể hiện trong quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để cân bằng quyền lợi các bên khi thực hiện hợp đồng; Hay nói cách khác về vấn đề quản lý, phân công công việc, nhiệm vụ quyền hạn phải rạch ròi rõ ràng, tránh chồng lấn dẫn đến vấn đề mâu thuẫn trong quản lý, điều hành để tranh chấp.
– Nếu có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng cần thể hiện bằng một điều khoản riêng biệt và rõ ràng;
– Người kí hợp đồng phải là người có thẩm quyền như: đại diện theo pháp luật của công ty, người được ủy quyền theo giấy ủy quyền, cá nhân đầy đủ năng lực hành vi dân sự
5. Dịch vụ pháp lý của Dương Gia:
– Tư vấn qua tổng đài về hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại;
– Tư vấn qua tổng đài về hợp đồng hợp tác ba bên;
– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại;
– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về hợp đồng hợp tác ba bên;
– Soạn thảo hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại;
– Soạn thảo hợp đồng hợp tác ba bên;
– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến về hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại.