Tạo một môi trường lao động an toàn là vô cùng cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của một nền kinh tế. Mỗi một sơ sở lao động, cần thiết và bắt buộc phải lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là gì?
– Môi trường lao động bao gồm nhiều yếu tố như vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), ánh sáng, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung chuyển, bụi, khói, hơi khí độc, hóa chất,…tồn tại trong không gian, khu vực làm việc của người lao động
– Để đánh giá một cách chính xác các yếu tố có hại đang tồn tại trong môi trường làm việc của người lao động cần sử dụng đến phương pháp quan trắc môi trường. Căn cứ theo khoản 10, Điều 3
– Kết quả của hoạt động quan trắc môi trường được ghi nhận trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời liệt kê những phương án được thực hiện để cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường tốt nhất để người lao động có thể thực hiện công việc của mình.
– Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được lập ra nhằm mục đích quan lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động để có những biện pháp kịp thời ngăn chặn xóa bỏ các yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
– Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và quản lý hoạt động giữ vệ sinh mội trường lao động của cơ sở kinh doanh, sản xuất, đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho người lao động.
– Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là nơi lưu trữ các thông tin vệ sinh môi trường của cơ sở lao động cùng các biện pháp cải thiện môi trường qua các năm.
– Một cơ sở lao động được đưa vào hoạt động thì ngời những yếu tố vốn, ngành hàng kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh thì yêu tố an toàn vệ sinh môi trường lao động là điều kiện cần để doanh nghiệp hoạt đọng một cách hợp pháp. Mặt khác, đối với các dự án cải tạo môi trường lao động hay mở rộng quy mô cơ sở lao động thì hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng.
2. Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động chi tiết nhất hiện nay:
Mục I. Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỒ SƠ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ….
Ngành sản xuất: ….
Đơn vị chủ quản:…
Địa chỉ: …
Điện thoại:….Số Fax: …
E-mail:….Web-site:….
Ngày lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: …..
Năm: …
Phần I: TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tên cơ sở lao động:…
– Cơ quan quản lý trực tiếp: …
– Địa chỉ: …
– Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính), dịch vụ:…
– Năm thành lập:…
– Tổng số người lao động: …
– Số lao động trực tiếp:…
– Số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm: …
– Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:…
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ:
– Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: …
+ Nhiên liệu: …
+ Năng lượng: …
– Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:…
– Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác:…
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục
– Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)
– Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố có hại trong môi trường lao động:…
5. Vệ sinh môi trường xung quanh:
– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: …
– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân (trạm cấp nước, giếng khoan, giếng khơi, hồ, ao): …
– Hệ thống nước sinh hoạt tại cơ sở lao động (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi, nước ao, hồ, sông,…): …
– Hệ thống nước thải tại cơ sở lao động:
+ Có được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: ….
+ Không được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: …
– Tỷ lệ đất để trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở lao động: …
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động (NLĐ):
+ Công trình vệ sinh (Bình quân 1 hố xí/số NLĐ/1 ca):…
+ Nhà tắm (Bình quân 1 vòi tắm/số NLĐ/1 ca):…
+ Nhà nghỉ giữa ca: không [ ] có [ ] Số chỗ:
+ Nhà ăn: không [ ] có [ ] Số chỗ:
+ Công trình phúc lợi khác:….
7. Tổ chức y tế:
– Tổ chức phòng y tế: Có [ ] Không [ ] Hợp đồng: …
– Giường bệnh: Có [ ] Không [ ] Số lượng: ….
– Tổng số cán bộ y tế: …. trong đó: Bác sĩ: …. Y sĩ ….
Điều dưỡng: …. Khác: ….
– Cơ sở làm việc của tổ chức y tế tại cơ sở lao động (mô tả; địa chỉ nếu là đơn vị hợp đồng y tế):….
– Cơ số thuốc, phương tiện và dụng cụ phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ:…
– Phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ:…
Phần II: VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC PHÂN XƯỞNG, KHU VỰC LÀM VIỆC
(Mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang)
1. Tên phân xưởng, khu vực, bộ phận làm việc:…
2. Quy mô và nhiệm vụ:….
3. Thay đổi, cải tạo, mở rộng:…
4. Môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại tại nơi làm việc:
Yếu tố có hại phải quan trắc Số người tiếp xúc Trong đó số nữ Ghi chú
(Người sử dụng lao động
tự điền theo phụ lục……)
Phần III: THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ BẢO ĐẢM VỆ SINH LAO ĐỘNG
(mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang tương ứng với phần II)
Năm Phương pháp Chủng loại và thiết bị vệ sinh môi Hoạt động (còn sử
trường lao động (Ghi rõ số lượng) dụng được, hỏng)
Thông gió
Chiếu sáng
Chống ồn, rung
Chống bụi
Chống hơi khí độc
Chống tác nhân
vi sinh vật
Khác
Phần IV: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG CẦN QUAN TRẮC
TT Yếu tố có hại cần quan trắc Số vị trí cần quan trắc Số lượng mẫu
Ghi chú:
– Người sử dụng lao động phải khai báo đầy đủ, chính xác các yếu tố có hại tại nơi làm việc vào Hồ sơ vệ sinh lao động;
– Hồ sơ vệ sinh lao động là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm được cập nhật và bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động.
Mục II. Danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động
CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi:
– Nhiệt độ:…
– Độ ẩm:…
– Tốc độ gió:…
– Bức xạ nhiệt: …
2. Yếu tố vật lý:
– Ánh sáng: …
– Tiếng ồn theo dải tần: …
– Rung chuyển theo dải tần:……
– Vận tốc rung đứng hoặc ngang: …..
– Phóng xạ:…….
– Điện từ trường tần số công nghiệp: …..
– Điện từ trường tần số cao:……
– Bức xạ tử ngoại: ……
– Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ):…….
3. Yếu tố bụi các loại:
– Bụi toàn phần:…
– Bụi hô hấp:…
– Bụi thông thường: …
– Bụi silic: …. phân tích hàm lượng silic tự do:…..
– Bụi amiăng: …
– Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,… đề nghị ghi rõ): ….
– Bụi than: …
– Bụi talc: …
– Bụi bông: ..
– Các loại bụi khác (ghi rõ): ..
4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
– Thủy ngân: …
– Asen:….
– Oxit cac bon:….
– Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene): ..
– Trinitro toluen (TNT):…..
– Nicotin:….
– Hóa chất trừ sâu: ….
– Các hóa chất khác (Ghi rõ): ….
5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
– Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:…
– Đánh giá ec-gô-nô-my: …
6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
– Yếu tố vi sinh vật: …
– Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm:…
– Dung môi:…..
3. Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ vệ sinh môi trường lao động chi tiết nhất:
Mục I: Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Phần I:
– Tên cơ sở lao động: Ghi rõ tên cơ sở lao động theo GPKD được cấp. Ghi tên Tiếng Anh/ tên viết tắt (nếu có)
– Ngành sản xuất: Ghi ngành sản xuất của cơ sở lao động. Chú ý ghi chính xác nhành sản xuất đã đang ký với cơ quan Nhà nước trong hồ sơ giấy phép kinh doanh
– Đơn vị chủ quản: Ghi tên đơn vị chủ quan của cơ sở lao động
– Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Điện thoại:….Số Fax: …
– E-mail:….Web-site:….
– Ngày lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập hồ sơ
– Năm: Năm lập hồ sơ vệ sinh môi trương lao động
Phần I: Tình hình chung
1.Tên cơ sở lao động: Ghi rõ tên cơ sở lao động theo GPKD được cấp. Ghi tên Tiếng Anh/ tên viết tắt (nếu có)
– Cơ quan quản lý trực tiếp: Ghi tên đơn vị chủ quan của cơ sở lao động
– Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính), dịch vụ:…
– Năm thành lập: Ghi theo năm thành lập cơ sở lao động được ghi trong Giấy ĐKKD
– Tổng số người lao động: Khai báo chính xác tổng người lao động tại cơ sở lao động bao gồm: Người lao động heo hợp động chính thức, người lao động theo
– Số lao động trực tiếp: Số lao động trực tiếp đang làm việc tại cơ sở lao động (Không bao gồm những lao động đang nghỉ
– Số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm: Khai báo chính xác thực tế số lao động đang làm việc trong môi trường có yếu tố đọc hại
– Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm): Quy mô sản xuất có thể ghi cụ thể bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra theo một tháng/ 1 quý
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ:
– Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: Nguyên liệu là vật tự nhiên chưa qua sự chế biến nào, là nguồn hàng nhập vào phục vụ công việc sản xuất của cơ sở lao động
+ Nhiên liệu: Là các chất cháy được có thành phần chính là cacbon được sử dụng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
+ Năng lượng: …
– Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:
– Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác:
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục
– Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)
– Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố có hại trong môi trường lao động:…
5. Vệ sinh môi trường xung quanh:
– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: (Đơn vị đo: m/Km)
– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân (trạm cấp nước, giếng khoan, giếng khơi, hồ, ao): …
– Hệ thống nước sinh hoạt tại cơ sở lao động (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi, nước ao, hồ, sông,…): …
– Hệ thống nước thải tại cơ sở lao động:
Điền vào chỗ trông thích hợp (nước thải của cơ sở lao động có được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành hay không)
– Tỷ lệ đất để trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở lao động: (Đơn vi Ha)
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động (NLĐ):
Điền vào ô trống thích hợp với thực tế cơ sở vật chất của cơ sở lao động
7. Tổ chức y tế:
Điền vào ô trống thích hợp tương ứng với điều kiện về y tế của cơ sở lao động
Phần II
1 .Ghi tên phân xưởng, khu vực, bộ phận làm việc
2. Ghi rõ quy mô và nhiệm vụ của phân xưởng
3. Trường hợp có thay đổi ghi rõ nội dung thay đổi
4. Ghi thông tin về môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại tại nơi làm việc
Phần III: Thông kế các thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động theo những tiêu chí được liệt kê trong bảng
Mục II. Danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động
1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi
2. Yếu tố vật lý
3. Yếu tố bụi các loại
4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như
5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 19/2016/TT-BYT
– Nghị định 44/ 2016/NĐ-CP