Mẫu hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, có quy định cụ thể về vấn đề quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động. Theo đó, hoạt động quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động được quy định cụ thể như sau:
– Tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động, tất cả người lao động bị nhiễm chất độc tại nơi làm việc và tại các cơ sở lao động đều cần phải được lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động kịp thời;
– Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định cụ thể tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, và cần phải lưu giữ tại các cơ sở lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động và nhiễm chất độc phóng xạ tại nơi làm việc đều cần phải lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động. Mẫu hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động được thực hiện như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…, ngày … tháng … năm …
HỒ SƠ CẤP CỨU
TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: …
Ngành chủ quản: …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Số fax: …
E-mail: …
Website: …
Người liên hệ: …
Người lập hồ sơ: …
Năm: …
Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động
Ngày, tháng, năm | Số thứ tự | Họ tên nạn nhân | Tuổi, giới | Thời gian bị tai nạn lao động, nhiễm độc | Thời gian cấp cứu tại chỗ | Tình trạng nạn nhân, thương tích | Yếu tố gây tai nạn, nhiễm độc | Xử trí cấp cứu | Thời gian nghỉ việc | Kết quả giám định tỷ lệ mất sức lao động | |
Nam | Nữ | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Trách nhiệm lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, có quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ, bổ sung đầy đủ thông tin dữ liệu trong hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe của người lao động làm việc tại các cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp của người lao động, hồ sơ cấp cứu/sơ cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động, thành phần giấy tờ và tài liệu theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động;
– Bố trí và sắp xếp đầy đủ vị trí việc làm sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;
– Bảo đảm cung cấp đầy đủ công trình bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh phúc lợi, sử dụng tại nơi làm việc cho người lao động;
– Trang bị đầy đủ các trang thiết bị và phương tiện sơ cứu, phương tiện cấp cứu phục vụ cho người lao động, tổ chức các lực lượng sơ cứu/cấp cứu kịp thời khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, có văn bản phân công người quản lý lực lượng trong quá trình sơ cứu hoặc cấp cứu người lao động, tổ chức hoạt động huấn luyện cho quá trình sơ cứu/cấp cứu.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động theo mẫu phân tích nêu trên.
3. Căn cứ của việc bố trí lực lượng sơ cứu và cấp cứu tại nơi làm việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, có quy định cụ thể về yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu và cấp cứu tại nơi làm việc. Cụ thể như sau:
– Việc bố trí lực lượng sơ cứu/cấp cứu, các trang thiết bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, vật tư phục vụ cho hoạt động sơ cứu/cấp cứu tại cơ sở làm việc cần phải được căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau đây:
+ Loại hình sản xuất, bản chất của các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố nguy hại;
+ Số lượng người lao động tại doanh nghiệp, số lượng ca làm việc của người lao động, bố trí ca làm việc của người lao động;
+ Nguy cơ gây tai nạn lao động có thể xảy ra tại cơ sở lao động, tại nơi làm việc;
+ Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
+ tỷ lệ tai nạn lao động có thể xảy ra tại cơ sở lao động.
– Đối với vị trí việc làm có sử dụng các loại hóa chất độc hại, các vị trí có sử dụng chất gây ăn mòn thì người sử dụng lao động cần phải trang bị đầy đủ vòi tắm khẩn cấp cho người lao động, đồng thời người sử dụng lao động cũng cần phải trang bị các phương tiện kĩ thuật rửa mặt tại vị trí dễ dàng tiếp cận trong các khu vực làm việc của người lao động, được bảo dưỡng các trang thiết bị đó theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của nhà sản xuất và quy định về an toàn vệ sinh lao động;
– Đối với nơi làm việc có sử dụng các loại hóa chất đã được phân loại và xác định đó là loại hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về vật chất, thì theo quy định của pháp luật cần phải có phương án an toàn sử dụng hóa chất, cần phải có phiếu hướng dẫn sử dụng hóa chất được đi bằng tiếng Việt, trong đó cần phải ghi rõ cách hướng dẫn khi xảy ra trường hợp cần thiết, hướng dẫn về hoạt động sơ cứu/cấp cứu đối với loại hóa chất đó, cần phải đặt phiếu an toàn và cách hướng dẫn sử dụng gần vị trí của túi sơ cứu/cấp cứu để người lao động và các đối tượng khác dễ dàng tiếp cận. Nếu như hóa chất sử dụng có chất giải độc thì cần phải chuẩn bị sẵn chất giải độc, đồng thời cũng cần phải hướng dẫn người lao động sử dụng chất giải độc đó, cần phải có văn bản hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu/cấp cứu;
– Cần phải có lực lượng sơ cứu và cấp cứu đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;
– Công bố công khai các thông tin về vị trí của túi sơ cứu, số lượng của túi sơ cứu, số lượng và vị trí của các trang thiết bị, các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động cấp cứu, phòng chống tai nạn có thể xảy ra, danh sách thành viên của lực lượng sơ cứu và cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động phải để người lao động dễ dàng nắm bắt và sử dụng khi cần thiết;
– Trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật, trang thiết bị sơ cứu/cấp cứu, trong đó bao gồm cả túi sơ cứu và số lượng những người làm công tác sơ cứu/cấp cứu. Những người làm công tác đó cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra định kỳ, ra soát để luôn luôn bảo đảm hoạt động cấp cứu trong tình trạng sẵn sàng, phù hợp với yêu cầu phải phù hợp với quy định của pháp luật tại Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Như vậy có thể nói, việc bố trí lực lượng sơ cứu cần phải căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau:
– Tình hình sản xuất, bản chất của các yếu tố có hại và các yếu tố nguy hiểm;
– Số lượng người lao động, số lượng ca làm của người lao động, bố trí ca làm việc cho người lao động;
– Nguy cơ có thể gây ra tai nạn tại nơi làm việc;
– Khoảng cách từ nơi làm việc đến các cơ sở y tế gần nhất cùng với tỷ lệ tai nạn lao động có thể xảy ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015;
– Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.