Các hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và phải báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định. Vậy cụ thể làm Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại như thê nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 5 5. Quy trình đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam:
1. Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại là gì?
Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động này được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết
Thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm từ Hội chợ nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và trong các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; góp phần thúc đẩy sản xuất, thức đẩy và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và an sinh xã hội
Hội chợ được tổ chức đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình, kết nối giao thương, mở rộng thị trường, tiếp cận trực tiếp và tri ân khách hàng mục tiêu. Hội chợ cũng là cơ hội cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn tiêu dùng thông minh trong nền kinh tế hàng hóa đa dạng như hiện nay. Chúng tôi mong muốn hội chợ thực sự là ngày hội của các sản phẩm thương hiệu Việt Nam. và Với tư cách đơn giản là một người tham gia, việc nhân viên mặc đồng phục của doanh nghiệp và dạo quanh các gian hàng khác cũng là một cách để các khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của mình.
Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại dùng báo cáo thời gian, địa điểm diễn ra triển tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, báo cáo số lượng gian hàng và số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia cũng như báo cáo số lượng gian hàng và số lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia và kết quả đạt được sau tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại.
2. Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Tên DN
CV Số:……
……, ngày….tháng….năm….
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Kính gửi: ……….
– Tên thương nhân:………
– Địa chỉ trụ sở chính:……
– Điện thoại: …… Fax:………… Email:…
– Mã số thuế:……
– Số tài khoản: ……
– Người liên hệ:……Điện thoại:……
Căn cứ Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và
Căn cứ vào Công văn số…… ngày …… tháng …… năm ….. của Cục xúc tiến thương mại (Sở thương mại) xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
Sau khi kết thúc, (tên thương nhân) báo cáo như sau:
1. Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cụ thể
STT | Hội chợ, triển lãm thương mại được xác nhận (tên, thời gian, địa điểm) | Quy mô Việt Nam tham gia | Quy mô nước ngoài tham gia | Kết quả giao dịch: số lượng, giá trị hợp đồng, thỏa thuận kí kết; số lượng khách tham quan, giao dịch; các kết quả khác… | ||
Số lượng gian hàng | Số lượng doanh nghiệp | Số lượng doanh nghiệp | Số lượng gian hàng | |||
1 | ||||||
2 |
2. Đề xuất, kiến nghị với Cục xúc tiến thương mại (Sở Thương mại):……
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu HCTL-6: Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
+ Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cụ thể
+ Đề xuất, kiến nghị với Cục xúc tiến thương mại (Sở Thương mại)
– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên và đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
4.1. Về Đặc điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
– Về chủ thể thì Đây là những hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện và Nếu như các hành vi xúc tiến thương mại khác có thể do từng thương nhân độc lập tiến hành thì hội chợ, triển lãm chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một thời gian và địa điểm nhất định theo quy định
– Về cách thức tổ chức thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức. Hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm và Hội chợ, triển lãm được tổ chức ở Việt Nam phải được đăng kí và được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức sự kiện. và Đối với Hội chợ, triển lãm được tổ chức ở nước ngoài. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia sự kiện phải đăng ký với Bộ Công Thương quy định
– Về Cách thức thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì việc Bán hàng hóa tại chỗ là một đặc trưng của hội chợ thương mại. Việc bán hàng sản xuất trong nước tại các cuộc hội chợ trong nước diễn ra như các hoạt động mua bán thông thường và Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất tái nhập. Để tham gia hội chợ, việc mua bán, tặng cho các hàng hóa trên mà không tái xuất hay tái nhập phải tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
4.2. Quy định về hàng hóa, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại:
Thứ nhất, Đối với sự kiện được tổ chức tại Việt Nam, hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải:
– Không thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
– Không thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. (đối với hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng);
– Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.
Theo đó thì Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của
5. Quy trình đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ tại Sở Công Thương nơi thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP
+ 01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có gái trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
Cách thức gửi hồ sơ:
Cách 1: Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Cách 2: Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Thời hạn đăng ký: Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam;
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Thương nhân tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Thương nhân, tổ chức báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận (theo mẫu tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP) trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu HCTL-6: Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại chi tiết nhất và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luât hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thương Mại 2005
Nghi định Số: 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại