Trong hoạt động và sinh hoạt Đảng, để Đảng viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, cuối năng, các cơ sở Đảng sẽ tiến hành góp ý. Dưới đây là bài phân tích về mẫu góp ý Đảng viên cuối năm và cách góp ý Đảng viên cuối năm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu góp ý Đảng viên cuối năm:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……., ngày….tháng…..năm…..
BIÊN BẢN
KIỂM ĐIỂM THEO NGHỊ QUYẾT TW NĂM …………..
Hôm nay vào hồi …… giờ ……, ngày …… tháng …… năm ………
Tại ……..
Toàn thể Đảng viên ……… kiểm điểm cá nhân theo Nghị quyết TW.
1/ THÀNH PHẦN:
Cuộc học gồm Toàn thể Đảng viên Chi bộ …….
Tổng số ……/……. Vắng …………
Chủ tọa: ……………
Thư ký: …………
Đại biểu: ………
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên đề nghị chi bộ ……. kiểm điểm cá nhân theo Nghị quyết TW.
Hôm nay vào hồi ….. giờ ….., ngày …… tháng ……. năm ……….
Chi bộ …….. có mặt ……../…… đ/c
Đảng viên chính thức: ……….. đ/c – đủ
Đảng viên dự bị: …….. đ/c – đủ
Chủ tọa cuộc họp: đ/c ……. – Bí thư chi bộ
Thư ký: đ/c ……. – Đảng viên
Đã tiến hành kiểm điểm cá nhân theo Nghị quyết TW năm ……., cụ thể như sau:
I/ Kiểm điểm cá nhân theo nghị quyết TW.
– Đ/c ….. thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
– Đ/c ….. thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
– Đ/c ….. thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
– Đ/c …… thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
– Đ/c …… thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
– Đ/c ….. thông qua bản kiểm điểm cá nhân.
II/ Góp ý kiến cho từng đồng chí.
1. Góp ý cho Đ/c …………
a. Góp ý của Đ/c …………
b. Góp ý của Đ/c …………
c. Góp ý của Đ/c …………
1. Góp ý cho Đ/c …………
a. Góp ý của Đ/c …………
b. Góp ý của Đ/c …………
c. Góp ý của Đ/c …………
III/ Đóng góp ý kiến của Đ/c …………
1/ Về công tác chuẩn bị: …………
2/ Về công tác kiểm điểm: …………
Cuộc họp kết thúc vào hồi …..giờ cùng ngày.
Biên bản được thông qua và lập thành 02 bản có giá trị như nhau (01 bản lưu chi bộ, 01 bản nộp Đảng bộ xã ……)
.…….., ngày….tháng….năm….
Chủ tọa Thư ký
2. Trách nhiệm, vai trò của Đảng viên:
– Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
– Đảng viên có trách nhiệm, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì hoạt động của Đảng, bảo vệ đời sống nhân dân. Cụ thể như sau:
+ Đảng viên là những cá nhân trực tiếp hoạt động Đảng, chịu trách nhiệm tham gia vào tất cả các kế hoạch, hoạt động mà Đảng triển khai thực hiện.
+ Đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hoạt động tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Đảng sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định, Nghị quyết triển khai nhằm quản lý tốt các hoạt động của người dân trong thực tiễn xã hội. Đảng viên sẽ là những cá thể chịu trách nhiệm thực hiện triển khai những thông tư, quyết định mà Đảng và Nhà nước ban hành.
+ Đảng viên là chủ thể gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân. Họ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, đưa ra những ý kiến, kiến nghị lên ban lãnh đạo, để ban lãnh đạo Đảng điều chỉnh hoạt động của mình, sao cho sát với thực tiễn đời sống, đáp ứng phục vụ quyền và lợi ích của người dân một cách tối đa nhất.
+ Xét về nguyên tắc chung, người đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào, cũng đều phải thực hiện hai nhiệm vụ bao trùm: vừa là người lãnh đạo, cũng vừa là người phục vụ, đầy tớ của Nhân dân. Hai đặc tính này hoàn toàn không mâu thuẫn, mà thống nhất, gắn bó chặt chẽ cho nhau xuất phát từ bản chất của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân và của dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Nhân dân lao động, lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Trong quá trình hoạt động Đảng, người đảng viên đều phải đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên hết. Họ phải gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, Đường lối mà ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra. Trong một số trường hợp nhất đinh, họ sẽ là chủ thể được quyền đưa ra ý kiến, giúp ban lãnh đạo Đảng điều chỉnh lại hoạt động của mình.
Có thể thấy, Đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Đảng, cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân. Hơn tất cả, nó góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
3. Các vấn đề liên quan đến việc góp ý Đảng viên:
– Đảng viên là chủ thể hoạt động trực tiếp trong tổ chức Đảng, chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện các hoạt động mà Đảng và Nhà nước ban hành.
– Như đã phân tích ở trên, Đảng viên mang những trách nhiệm, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước.
– Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ vụ của mình, Đảng viên phải không ngừng trau dồi hệ thống kiến thức cho bản thân. Đồng thời, phải không ngừng nâng cao năng lực cách mạng của mình. Có như vậy, Đảng viên mới có cơ sở kiến thức nhất định, phục vụ cho công tác hoạt động Đảng của mình.
– Trong thực tiễn hoạt động, song song với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, không ít trường hợp Đảng viên gặp phải những vướng mắc, sai sót nhất định. Những thiếu sót trong công tác hoạt động này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho công tác hoạt động Đảng của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Để Đảng viên nhìn nhận lại được quá trình hoạt động Đảng của mình, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác Đảng, theo định kỳ, vào cuối năm, các cơ sở Đảng ở từng địa phương sẽ tiến hành góp ý Đảng viên.
– Góp ý Đảng viên được hiểu là việc cơ sở Đảng ở từng địa phương sẽ mở một cuộc họp. Tại đó, ban lãnh đạo Đảng ở địa phương đó sẽ đưa ra sự tổng hợp về quá trình hoạt động của Đảng viên trong thời gian vừa rồi; chỉ ra những khó khăn, khuyết điểm còn tồn đọng. Từ đó đưa ra những phương hướng đóng góp để Đảng viên đó hoàn thiện hơn.
– Việc góp ý Đảng viên có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Nó giúp cá nhân Đảng viên nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình hoạt động của mình, từ đó điều chỉnh nhận thức và hành động của bản thân sao cho hoàn thiện hơn.
+ Góp ý Đảng viên thể hiện tinh thần đoàn kết của các cá nhân trong hệ thống tổ chức hoạt động Đảng.
+ Thông qua việc góp ý, Đảng viên sẽ khắc phục được những nhược điểm trong quá trình hoạt động trước đó. Từ đó hoạt động một cách tốt hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện chung của xã hội.
4. Cách góp ý Đảng viên cuối năm:
Hướng dẫn số 21/HD- BTCTW ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương về hướng dẫn việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có quy định về hướng dẫn hoạt động kiểm điểm, đánh giá như sau:
– Các cá nhân có thẩm quyền liên quan tiến hành kiểm điểm, đánh giá Đảng viên theo các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân
Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
+ Bước 2: Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân
Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cấp ủy, tổ chức đảng gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý (nếu cần). Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý và nội dung kiểm điểm.
– Cách góp ý Đảng viên cuối năm:
+ Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau, người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Những chi bộ có tổ đảng thì có thể kiểm điểm đảng viên ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.
+ Người đứng đầu hoặc người được ủy quyền trình bày báo cáo kiểm điểm của tập thể; từng thành viên trong tập thể tham gia góp ý và làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân đối với những ưu, khuyết điểm của tập thể. Người đứng đầu tổng hợp, kết luận từng nội dung tiếp thu để hoàn thiện báo cáo.
+ Cá nhân trình bày
+ Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo và tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới báo cáo cấp ủy.
+ Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 02 đến 03 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 03 đến 04 ngày. Đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 01 đến 02 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 02 đến 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
Việc tuân thủ đóng góp ý kiến Đảng viên cuối năm sẽ giúp các Đảng viên ngày càng hoàn thiện hơn. Từ đó giúp hoạt động Đảng cộng sản Việt Nam đạt hiệu quả tối ưu nhất trong công tác bảo vệ đất nước.