Thực hành tại cơ sở thực hành chuyên môn về dược nhằm mục đích: Áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, phát triển kỹ năng chuyên môn, hiểu quy trình làm việc, tăng cường kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp, xây dựng mạng lưới quan hệ. Nhìn chung, thực hành tại cơ sở thực hành là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo, giúp chuẩn bị tốt hơn cho công việc tương lai.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở 54 tháng:
Mẫu giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở thực hành chuyên môn về dược theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo
Mẫu số 03 Phụ lục I
(
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Thời gian thực hành tại cơ sở thực hành chuyên môn về dược
___________
Tên cơ sở:…..
Địa chỉ:…..
Số giấy CNĐĐKKDD:…(1)..
Xác nhận Ông/Bà …..
Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu/Các giấy tờ tương đương khác: …..
Ngày cấp: ….. Nơi cấp:……
Thường trú tại…..
Đã có thời gian thực hành dược tại: …..
Từ ngày …..đến ngày…..
Nội dung thực hành: (2)…..
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về xác nhận trên./
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. Người đại diện trước pháp luật/người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))(3) |
Ghi chú:
(1) Điền số giấy CNĐĐKKDD nếu là cơ sơ kinh doanh dược
(2) Ghi nội dung thực hành theo quy định tại Điều 20 của
(3) Đối với cơ sở thực hành là nhà thuốc, không phải đóng dấu vào Giấy xác nhận.
2. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Dược do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 29/06/2018 để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược.
– Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
– Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, có thời gian thực hành nghề dược tại các cơ sở phù hợp là một trong những điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dược.
3. Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề dược bao lâu?
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Dược do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 29/06/2018 thì tương ứng với mỗi vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược khác nhau sẽ có yêu cầu về thời gian thực hành nghề dược khác nhau, cụ thể:
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc: phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã: phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc; cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.
– Trường hợp người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm: phải có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất hoặc kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế.
– Đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc: phải có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
– Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.
– Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm: phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Dược do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 29/06/2018.
– Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành.
THAM KHẢO THÊM: