Đối với các vụ việc hay vụ án dân sự mà cần xác nhận về sự việc đã xảy ra để giải quyết một cách nhành nhất thì cơ quan có thẩm quyền thường thực hiện xác nhận sự việc đã xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật thì xác nhận sự việc đã xảy ra dựa trên mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là gì?
Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.
Sự việc được sảy ra dưới góc độ pháp lý thì được gọi là sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.
Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là mẫu giấy được cơ quan, tổ chức lập ra để xác nhận về một sự việc mà do cá nhân, tổ chức nào đó đã thực hiện và đã sảy ra trong thời gian trước đó. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người xác nhận, người chứng kiến, nội dung xác nhận…
Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra được cơ quan, tổ chức lập ra để xác nhận về một sự việc mà do cá nhân, tổ chức nào đó đã thực hiện và đã sảy ra trong thời gian trước đó. Và đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra mới nhất:
CÔNG TY …/CƠ QUAN…/TỔ CHỨC…
——————
Số …/…
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN SỰ VIỆC
Hôm nay, vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Tại …
Chúng tôi gồm
Ông (Bà): …
Chức vụ: …
Đơn vị: …
Ông (Bà) …
Chức vụ: …
Đơn vị: …
Với sự chứng kiến của
Ông (Bà): …
Năm sinh: …
Địa chỉ: …
Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động: …
Số CMND: Ngày cấp: …Nơi cấp: …
Ông (Bà): …
Năm sinh: …
Địa chỉ: …
Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động: …
Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Chứng nhận rằng …
Giấy xác nhận được lập thành … bản. Mỗi bản gồm … trang, có nội dung và giá trị như nhau; đã giao cho … 01 bản. Sau khi đọc xong nội dung, những người có mặt đồng ý về nội dung này và cùng ký vào giấy xác nhận.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra:
– Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc của những người xác nhận sự việc;
– Ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: và nghề nghiệp của người chứng kiến;
– Người chứng kiến và người lập ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
4.1. Đặc điểm của sự kiện pháp lý:
Một sự việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:
– Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.
– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ:
4.2. Phân loại sự kiện pháp lý:
Sự kiện pháp lý có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Cụ thể:
Sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: sự biến và hành vi khi căn cứ vào vào mối liên hệ giữa sự kiện thực tế xảy ra với ý chí của thể tham gia quan hệ pháp luật
– Sự biến
Là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử,… mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, sự biến còn phải gắn liền với đời sống con người và dẫn tới hậu quả pháp lý mới được coi là sự biến. Những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, bão lũ xảy ra ở nơi hoang vắng không có người ở, thì chỉ là sự kiện thông thường, không được coi là sự kiện pháp lý. Những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân,….cũng không phải là sự kiện pháp lí vì chúng là quá trình phát triển thông thường của tự nhiên, không gắn với cuộc sống của con người và không dẫn tới hậu quả pháp lý nào.
Sự biến pháp lý bao gồm hai loại là sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối.
+ Sự biến tuyệt đối là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng tự nhiên nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
+ Sự biến tương đối là sự kiện vốn là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực tế nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
– Hành vi
Là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Tuy nhiên, hành vi đó phải do chính chủ thể có đầy đủ nhận thức thực hiện dẫn tới các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Ngược lại, hành vi do những người mất khả năng nhận thức, hạn chế về nhận thức thực hiện không được coi là sự kiện pháp lý mà chỉ lá sự biến pháp lý do họ không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể chịu trách nhiệm pháp lý cho những hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Căn cứ vào hậu quả pháp lý:
Sự kiện pháp lý được chia thành ba loại:
– Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật
– Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật
– Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật
Ví dụ: Sự kiện người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động,… của công dân đó với nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì cùng một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này nhưng lại làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật khác.
Căn cứ vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý:
Sự kiện pháp lý gồm hai loại: sự kiện pháp lý đơn nhất và sự kiện pháp lý phức hợp.
– Sự kiện pháp lý đơn nhất
Là sự kiện chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự kiện thực tế này với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
– Sự kiện pháp lý phức hợp
Là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế mà nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.