Bên cạnh công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam thì có rất nhiều cá nhân được xác định là người gốc Việt Nam. Những cá nhân là người gốc Việt Nam cần phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận họ là người gốc Việt Nam, văn bản đó có tên gọi là Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN.
Mục lục bài viết
1. Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN là gì?
Tại
“3.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” (Khoản 3, Khoản 4 Điều 3)
Từ quy định trên có thể hiểu người gốc Việt Nam chính là một bộ phận của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy nhiên họ không phải là công dân Việt Nam do không có quốc tịch Việt Nam. Đây là những cá nhân từng có quốc tịch Việt Nam nhưng khi ra nước ngoài thì quốc tịch của họ được xác định lại theo nguyên tắc huyết thống và người thân của họ như con, cháu đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN là văn bản do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp cho cá nhân là người gốc Việt Nam để xác nhận cá nhân có yêu cầu là người gốc Việt Nam.
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN được dùng để xác nhận cá nhân có yêu cầu là người gốc Việt Nam, tức họ từng có quốc tịch Việt Nam nhưng bây giờ không có quốc tịch Việt Nam nữa.
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN thể hiện các thông tin như căn cứ xác nhận, nội dung xác nhận,…
2. Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam hiện nay được quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu. Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ
Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài), đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp (nếu đang cư trú ở trong nước) Không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ nộp gửi lên cơ quan có thẩm quyền bao gồm Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam; 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ về nhân thân của người yêu cầu như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,… và Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có người thân cùng huyết thống như cha, mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam. Đối với những giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được hồ sơ, thì cá nhân được giao nhiệm vụ trong cơ quan tiến hành kiểm tra, xem xét, thụ lý hồ sơ nếu thỏa mãn các điều kiện luật định. Tiếp đó, cơ quan này có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình mà cơ quan đã nhận được, tiến hành đối chiếu các giấy tờ, tài liệu đó với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Thời hạn thực hiện là 05 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan này thụ lý hồ sơ yêu cầu. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam tại cơ quan này đồng thời người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Phí để thực hiện thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 20 USD còn thực hiện tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp mức thì là 100.000 đồng. Còn trong trường hợp người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên; và đối với các cá nhân có yêu cầu mà sinh sống tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã thì được miễn nộp phí.
3. Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam số TP/QT-2020-XNNGVN và soạn thảo Giấy xác nhận:
Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mẫu số TP/QT-2020-XNNGVN được ban hành trong Phụ lục của Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08 tháng 4 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch. Mẫu có nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………
……… (1)
Số:……../XNNGVN
Ảnh 4 x 6 (chụp không quá 6 tháng)
………, ngày …….tháng…….năm……….
GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
……… (2)
Căn cứ Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
Xét đề nghị của ông/bà (3): ……. về việc xác nhận là người gốc Việt Nam cho (4)………
XÁC NHẬN:
Họ, chữ đệm, tên (4): ………Giới tính:……
Ngày, tháng, năm sinh:………/………/..……
Nơi sinh (5):………
Quốc tịch (6):………
Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế (7):……số:……
do:……, cấp ngày……….tháng………năm……
Nơi cư trú:……
Là người gốc Việt Nam.
NGƯỜI KÝ GIẤY XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu)
Soạn thảo Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam số TP/QT-2020-XNNGVN
(1) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam: nếu là Sở Tư pháp thì ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Sở Tư pháp (Ví dụ: UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI– dòng trên – SỞ TƯ PHÁP – dòng dưới); nếu là Cơ quan đại diện thì ghi tên Cơ quan đại diện và tên nước trụ sở Cơ quan đại diện (Ví dụ: ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ).
(2) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam. Ví dụ: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
(3) Nếu là nam thì gạch chéo (bà), nữ thì gạch chéo ông và ghi họ, chữ đệm, tên (bằng chữ in hoa, có dấu) của công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết hồ sơ.
(4) Ghi họ, chữ đệm, tên (bằng chữ in hoa, có dấu) của người được cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế.
(3)+(4) Ví dụ: Xét đề nghị của ông Nguyễn Hà, công chức làm công tác quốc tịch của Sở Tư pháp, về việc cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho Nguyễn Thị Hoa.
(5) Ghi địa danh 03 cấp hành chính hoặc tên cơ sở y tế (nếu sinh ở Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu sinh ra ở nước ngoài). Ví dụ: Trạm ý tế xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hoặc thành phố Postdam, CHLB Đức.
(6) Trường hợp đang có quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a; trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch.
(7) Ghi rõ tên của giấy tờ. Ví dụ: Hộ chiếu.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
– Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
– Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.